Dàn ý thuyết minh về con chó
Mở bài
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút ng` đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa .
Thân bài
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó bẹc,
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
2. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
– Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu –> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v…
3. Thuyết minh về đặc điểm sống:
– Đặc điểm phát triển cơ thể – ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
– Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v…)
– Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v…, quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
– Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen…
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu…
4. Vai trò:
– Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé)
– Là ng` bạn
– Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v…
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn)
5. Quan hệ của chúng với con người chúng ta
– Thân thiết, trung thành v.v…
6. Mở rộng vấn đề:
– Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v…) ==> Đánh giá nên hay k nên
– Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
Kết bài
Đánh giá chung và riêng về nó..
Top 2 đề tài văn học hot nhất
Bài thuyết minh về con chó
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng biết chó là một con vật đáng yêu và rất hữu ích đối với con người.
Nhiều người xem chúng như dũng sĩ giữ nhà, một số người còn xem chó là một người bạn trung thành. Nhưng chúng ta có biết rõ về chó chưa? Chúng mình hãy cùng tìm hiểu về con vật đáng yêu này!
Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kì đồ đá. Tổ tiên cũa loài chó bao gồm cả cáo và chó sói, còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ màu xám.
Chó là loài động vật 4 chân, ăn tạp. Kích thước trung bình của chó là dài 40-160 cm.
Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ 3 nằm ỡ giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khõi bụi bẩn.
Tai của chúng rất thính, có thể nhận được 35000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai.
Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi.
Chi kiểu có ngón : chi trước 5 ngón, chi sau 4 ngón. Ngón có vuốt nhưng không co rút được, vì vậy nên nó không leo trèo và khó giữ mồi lâu.
Chó chạy xa và mềm nhở chân dài. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động rồi sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng . Vì thế thị giác của chúng rất kém, chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng .
Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át , đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
Màu sắc lông đa dạng. Chó có đến 2 lớp lông : lớp bên ngoài như chungt1 ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong những ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “ hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.
Chó con mới sinh ra thì nhắm mắt, sau một tháng nó mới mở mắt và bắt đầu đi đứng được. Lúc mới ra đời, chó kh6ong có răng nhưng chĩ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng.
Bộ hàm đầy đủ của loại thú này là 42 chiếc.
Chúng ta phải thừa nhận một cách chắc chắn rằng chó là một con vật “ đa năng”: chó giữ nhà, chó cảnh, chó săn bắt, chó thể thao, chó nghiệp vụ…..
Chó nghiệp vụ lại được đào tạo chuyên sâu hơn, phòng ngừa mối sử dụng trong ngành nghiên cứu hộ đê điều; chó cảnh sát giúp phát hiện ma túy, săn bắt tội phạm ;
Chó làm các dịch vụ bảo vệ ; chó cứu hộ trong các tình trạng khẩn cấp như động đất, thiên tai, bão lũ….; chó săn bắt mồi, chim choc….
Không thể kể hết những công việc mà chó có thể giúp đỡ hoặc thay thế con người.
Nhờ trí thông minh, sự nhanh nhẹn …Chó có thể tiếp thu mọi tín hiệu, hiệu lệnh của người điều khiển rồi làm theo sau khi nhìn con người làm mẫu.
Trí thông minh của chó chỉ đứng sau khỉ nhưng xếp trên cá heo. Tuy nhiên theo Pavlop , có thể huấn luyện được một chú chó minh chứ khó dạy dỗ được nó như con khĩ.
Điều đó cho thấy chop là loài vật biết tiếp thu, nghe lời. Nhờ các cơ quan khứu giác, thính giác cực kì phất triển nên chó có khả năng nhận biết, phát triển các vật thể , dấu hiệu lạ từ xa để thong báo cho con người đề phòng.
Trong văn hóa, tâm linh của một số dân tộc, chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo. tục thờ chó kah1 phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới (ĐNÁ, TNÁ, Đông Á).
Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, hỉnh tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đã sớm trở thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ.
Chó có rất nhiều loại & từ đó người ta đặt tên cho chúng. Khi nhắc đến những chú chó được huấn luyện để tìm giấu vết tội phạm, phát hiện ma túy thì không thể nói đnế một loaị điển hình, đó là chó Béc-giê.
Chó Béc-giê là giống chó thuần chủng của Đức. Chó này thường có chân cao bụng thon, tai to và dựng đứng giống chó sói.
DB chó Béc-giê rất thong minh, khứu giác và thính giác rất phát triển . Chính vì vậy mà người ra thường duy trì chó Béc-giê truy tìm giấu vết tội phạm, phát hiện ma túy hay những công việc khác cũng đòi hỏi sự thông minh nhanh nhạy.
Còn khi nhắc đến chó cảnh thì ta cũng hiểu đó chính là chó nhà. Những chú chó này thường được nuôi làm cảnh đồng thời kiêm cả nhiệm vụ giữ nhà.
Có rất nhiều lại chó cảnh như : chó xù, chó Nhật, chó mini, chó Bắc Kinh, chó Chihuahua Pox. Nếu như long chó Béc-giê ngắn và mượt thì chó cảnh thường có bộ long dài và có thể mượt hay xù.
Chó hữu ích và rất gần gũi với con người, do đó chúng ta cần chăm sóc tốt cho chúng. Chăm sóc chó cũng khá đơn giản, công việc này không phức tạp và việc luyện tập cũng vậy.
Với tính hiền lành của chúng thì thật dễ hòa đồng và nhanh hiểu được những điều mà gia đình bạn cần ở chúng.
Chỉ cần bạn có sự quan tâm đến chúng và dắt đi dạo thường xuyên, mỗi một tuần thì tắm cho nó một lần và đôi khi bạn cũng cần chãi lông cho con vật yêu của mình.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho chúng định kì theo chỉ định của bác sĩ thú y giúp chú chó khỏe mạnh .
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó.
Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.
Bài 2
Có rất nhiều loại vật nuôi gắn liền với đời sống con người xưa kia và ngày nay, từ đô thị cho đến những thông quê, làng xóm, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những con vật hết sức quen thuộc như : mèo, heo,….Một trong số đó phải kể đến con chó – “người bạn hết mực trung thành với con người”.
Chó là một loài động vật ăn thịt sống trên đất liền, thuộc chi Chó, hiện loài này được các nhà khoa học xác minh trên khu vực Á và Âu, chó không mang một nguồn tiến hóa chung mà tổ tiên của chúng là hai loài sói khác nhau, được con người trên hai châu lục thuần hóa, nuôi dưỡng để phục vụ cho những mục đích của mình từ hơn 12000 năm trước vào thời kỳ đồ đá.
nay, chó gồm rất nhiều chủng loại đa dạng được giữ nguyên giống hoặc lai tạo giữa nhiều giống khác nhau như Chó Chihuahua, chó Phú Quốc, chó Bắc Kinh lai nhật, chó phốc sóc,…. Tập tính của loài chó có một phần theo bản năng giống loài, một phần được sinh ra theo thói quen hình thành, như sủa khi gặp người lạ hay khi bị trêu chọc, hay đào bới đất, lúc ngủ thường úp tai xuống mặt sàn hoặc mặt đất, chạy với tốc độ khá nhanh.…
Đặc biệt chúng có khả năng bắt chước rất mạnh bởi bộ não của một con chó trưởng thành tương đương với bộ não của một đứa trẻ hai tuổi nên loài động vật này rất thông mình, cực kỳ chung thành với người nuôi chúng. ]
Thức ăn chủ yếu của chó là xương động vật, thịt cá, rau củ,….Tùy vào từng loại chó mà có trọng lượng cũng như kích thước khác nhau, chó nhà thường chỉ nặng từ 20-40kg, một loại còn có thể lên tới khoảng gần 100kg.
Vì có họ hàng gần với chó sói, nên hình dáng chó cũng mang những điểm tương đồng nhất định. Chó không có màu lông nhất định, đặc trưng cho tất cả các chủng loại mà từng giống lại mang bộ lông với màu sắc khác nhau như chó Phú Quốc có màu nâu sậm – đen nhạt, chó phốc sóc mang màu trắng – vàng đất,….. nhưng chúng đều có hai lớp lông để giữ ấm cơ thể.
Trên đầu chúng có hai chiếc tai khá nhỏ nhưng cực thính, vì thế khi ngủ chúng áp tai xuống đất để nghe động tĩnh mà âm thanh xung quanh truyền lại rõ ràng, có đôi mắt tròn màu đen và khá to có ba mí mắt gồm mí trên, mí dưới và mí nằm ở giữa; mõm chúng dài với hàm răng 42 chiếc vô cùng sắc nhọn; cái mũi to mang màu đen, ươn ướt cực nhạy; cái lưỡi khá dài.
Chúng gồm có bốn chân chắc nịch, khá thấp với bàn chân khs đặc biệt khi hai bàn chân đầu có 5 ngón còn hai chân sau có 4 ngón,cái đuôi phía sau thân dài, hay ve vẩy, dường như chúng thường sử dụng đuôi để bộc lộ cảm xúc. Khi chúng vui mừng, chó thường thè lưỡi, cái đuôi cong lên lắc lư hai bên, còn lúc chúng mệt mỏi, chán chường, đuôi chó cụp xuống rất thấp..
Đến kỳ sinh sản, chó cái thường mang thai từ 56 – 70 ngày, sau khi mang thái chúng sẽ dành 4 – 5 tháng để nghỉ ngơi sau đó sẽ đẻ mang lứa tiếp theo. Chó con khi mới được sinh ra không có răng mà qua từng năm phát triển mới đạt đủ 42 chiếc.
Không chỉ vậy, chó còn góp phần quan trọng trong đời sống con người, giúp con người canh giữ nhà cửa, bảo vệ gia đình, là loài vật cực trung thành và trọng tình nghĩa với chủ nhân của mình thể hiện trên các tác phẩm văn chương hay trong thực tế, sẵn sàng xả thân để bảo vệ người chủ nhân, sẵn sàng đứng đợi người chủ đã bỏ rơi mình nhiều năm.
Ở Việt Nam và một số nước Châu Á, chó không chỉ được nuôi để canh giữ nhà mà còn là nguồn thực phẩm cung cấp cho con người bởi thịt chó chứa nhiều chất đạm và dinh dưỡng, tục ăn thịt chó còn được một số người dân miền Bắc coi là “ văn hóa âm thực”.
Trái lại các nước ở Châu Âu và châu Mỹ việc thịt chó hoặc đánh đập chó là hành vi không thể chấp nhận được, vi phạm chuẩn mực xã hội tại các quốc gia ấy. Ngoài ra, chó còn là biểu tượng cho nhiều nền văn hóa khác nhau như nước Nga, Ấn Độ,…, đứng thứ 11 trong mười hai con Giáp.
Tuy nhiên, chó thường mắc phải một số loại bệnh như viêm dạ dày, viêm da, ghẻ…..Đặc biệt là bệnh dại, nếu những bệnh khác chỉ khiến chó bị suy giảm sức khỏe thì căn bệnh dại này sẽ biến một con chó nhà từ thân thiện gần gũi trở nên hũng dữ và vô cùng nguy hiểm, người bị chúng cắn phải sẽ bị lây bệnh dại và phải được chữa trị kịp thời nếu không sẽ tử vong.
Nói chung, chó luôn là người bạn thân thuộc gần gũi với người dân, ta khó có thể tìm được một người bạn vừa tình nghĩa vừa trung thành như loài chó với nhiều lợi ích to lớn mà chúng mang lại. Chính vì thế, chúng ta nên trân trọng và bảo vệ chó, hạn chế giết thịt loài động vật này.
Bài Mẫu 3
“Dù ai buôn bán trăm nghề
Chẳng bằng nuôi chó huỳnh đề bốn khoen”
Chỉ qua một câu ca dao thôi nhưng ta có thể thấy chó giữ một vị thế vô cùng quan trọng với người dân, là con vật nuôi thân thuộc chung thành mà cho dù là ai vẫn nên có một chú để bầu bạn. Chính vì thế bạn có thể không có bạn nhưng ắt phải có một chú chó.
Chó là loài vật đầu tiền được con người thuần hóa từ hơn 12000 năm trước thời đồ đá, thuộc chi chó và là động vật ăn thịt sống trên cạn có số lượng đông nhất hiện nay.
Tuy nhiên tổ tiên loài chó vẫn còn chưa giải đáp được hết bởi các nhà khoa học lý giải rằng 12000 năm trước ở hai bên của lục địa Á Âu hai giống chó sói cổ cùng được con người thuần hóa vì thế chó châu Á không có bộ gen giống với chó châu Âu. Có thể nói chó vừa có số lượng đông nhất hiện nay vừa có số lượng chủng loại đa dạng nhất hiện nay như chó Phốc, Chihuahua, chó Phú Quốc,….
Tùy vào mỗi chủng loại mà có số cân nặng và kích thước khác nhau, một trong những chó lùn nhất được ghi nhận là giống chó lạp xưởng khi chỉ nặng khoảng 5 kg, kích thước từ 20 -25cm, trong khi đó có loài chó Irish Wolfhound cao gần 1m và nặng trên 50kg. Bởi chó là động vật ăn thịt nên thường chúng sẽ ăn thịt hoặc xương động vật, ngoài ra chúng có thể ăn được cả rau củ,…
Chó có rất nhiều tập tính như sủa, đào bới đất, ngủ úp tai xuống đất, chạy nhanh,… hay khả năng bắt chước bởi bộ não của chúng được ghi nhận tương đương với bộ não với đứa trẻ hai tuổi nên chó rất thông minh so với nhiều loài vật khác.
Về đặc điểm hình dáng, tất cả các giống chó đều có đặc điểm khá giống nhau về cơ bản, thường chỉ khác nhau về bộ lông và kích thước đôi chân và cả những chiếc đuôi. Bộ lông của chó có hai lớp với lớp lông ngoài rất đa dạng có loài lông màu xám bạc, có loài lại vàng đất, có loài màu đen huyền,……, lớp bên trong giúp chó giữ ấm.
Chúng có bốn chân chắc khỏe nhưng loài thì có chân ngắn tũn chỉ khoảng 10 -15 cm loài lại thuộc nhóm chó “cao kều” khi sở hữu đôi chân gần 1m. Chiếc đuôi ở phía sau thân thường các loại chó nhà Việt Nam sẽ rất dài và khá to, còn một số giống chó nhập nội có đuôi tròn, ngắn một mẩu.
Trên đầu chú gồm hai cái tai lúc nào cũng vểnh ra để nghe ngóng xung quanh, cái tai chú rất nhạy, nghe được cả những âm thanh truyền từ phía xa rõ ràng, cái mũi to lúc nào cũng ướt, cái mõm khá rộng với hàm răng cứng, sắc nhọn với 42 chiếc nếu bị chúng cắn thì hậu quả khôn lường, đôi mắt to tròn , màu đen có ba mí.
Chó cái thường mang thai tầm 56 – 70 ngày và sau khi sinh chó con trong tầm 4-5 tháng chúng sẽ dành thời gian để nghỉ ngơi và bắt đầu giai đoạn mang thai khi kết thúc giai đoạn đó. Mỗi lứa chó cái đẻ từ 2 -3 con, trong thời kỳ sinh sản chó cái rất dữ tợn nếu như có kẻ động chạm vào những chú chó con, kể cả chó bố cũng không được phép lại gần.
Những chú chó con khi mới sinh hàm răng chưa phát triển, giống như những đứa trẻ sơ sinh vậy, đến năm hai tuổi chúng mới phát triển đầy đủ 42 chiếc răng.
Về đời sống con người, chó mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực.Chó thay người chủ canh giữ nhà cửa, bảo vệ an ninh, như người bảo vệ an toàn của cả gia đình, nếu bạn nuôi chó từ khi mới sinh vậy thì chúng sẽ cực kỳ thân thiết và gần gũi với bạn với mức độ chung thành cao, tỉ lệ bỏ đi là rất thấp nếu bạn đối xử tốt với chúng.
Ngoài ra, ở miền Bắc Việt Nam, chó được nuôi một phần để lấy thịt, là nguồn lợi lớn cho các hộ gia đình, thường được người dân ăn trong các đám, cỗ, tụ tập tuy thịt chó chứa nhiều chất đạm nhưng việc ăn thịt chó giống như việc lấy đi mạng sống của người bạn thân nhất, hết lòng vì bạn vậy.
Hiện Hàn Quốc đã và đang mở các chiến dịch cấm ăn thịt chó và bảo vệ chó, thủ đô Hà Nội chúng ta cũng bắt đầu có quy định không ăn thịt chó. Không chỉ vậy, về văn hóa, chó năm thứ 11 trong mười hai con giáp, được thờ cúng ở một số nơi trên thê giới như Nga, người Ấn – Âu.
Mặc dù vậy, nhắc đến chó là nhắc đến một căn bệnh khá nguy hiểm ở loài này, đó là bệnh Dại, bởi chúng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng loài chó vừa ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu bị chó dại cắn, thậm chí dẫn đế tử vong nếu như không được tiêm phòng kịp thời.
Vì thế, trong quá trinh nuôi chó, người chủ nên đưa chó đi tiêm phòng thường xuyên, từ khi chúng mới được 4 tuần tuổi.
Nói chung, chó là động vật rất giàu tình cảm, trọng tình và chung thành hơn cả loài mèo,có thể sẵn sàng xả thân vì chủ của mình. Với những nét đẹp ấy, thay vì xem chó là một món ăn bổ dưỡng, hãy xem chúng như những người bạn của chúng ta.