Bánh chưng là một biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết nguyên đán. Do vậy, bánh chưng nó món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên giản dị nhưng ấm áp đối với mỗi gia đình. Bài viết sau đây là tổng hợp một số bài văn mẫu thuyết minh về bánh chưng với nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Dàn ý tổng quát thuyết minh về bánh chưng
Mở bài
- Giới thiệu khái quát về bánh chưng
Thân bài
1. Nguồn gốc của bánh chưng
- Bánh chưng được ra đời như thế nào
- Quan niệm về loại bánh chưng như thế nào
2. Hướng dẫn cách làm bánh chưng
- Các nguyên liệu để nấu bánh chưng
- Cách gói bánh như thế nào
- Cách nấu bánh ra sao
- Cách trang trí như thế nào sao cho đẹp mắt
3. Bánh chưng dùng để làm gì
- Bánh chưng dùng trong những dịp như thế nào
4. Ý nghĩa về bánh chưng
- Bánh chưng có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào
Kết bài
- Nếu cảm nghĩ của bạn về bánh chưng
- Tầm quan trọng của bánh chưng đối với nét văn hoá dân tộc
Dàn ý chi tiết thuyết minh về bánh chưng
Mở bài
- Bánh chưng là món ăn dân tộc không thể thiếu
- Bánh chưng có lịch sử lâu đời
- Và là nét văn hoá ẩm thực của người Việt Nam
Thân bài
1. Nguồn gốc của bánh chưng
- Vào những năm vua Hùng thứ sáu, yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên món ngon
- Lang Liêu là người con thứ mười tám, dâng lên cho cha mình món bánh chưng bánh
- Và kể từ đó trở đi vào dịp tết, dân chúng lại làm món bánh này để cúng tổ tiên
2. Hướng dẫn cách làm bánh chưng
2.1. Các nguyên liệu chính để nấu bánh chưng
- Các nguyên liệu chính: nếp, lá dong, thịt, đậu xanh
- Chủ yếu là gạo nếp, nên chọn những hạt tròn đều, có màu sắc trắng ngà
- Đậu xanh thì nên chọn những hạt tròn đều, có màu vàng đậm
- Thịt lợn lựa những miếng có cả nạc lẫn mỡ
- Lá dong thì phải chọn những lá có màu xanh thẫm, không bị rách nát
2.2. Cách gói bánh chưng
- Thông thường, người dân dùng khuôn để gói bánh cho đẹp
- Khéo léo gấp bốn góc lá dong bên trong gồm có nếp, đậu xanh, thịt
- Dùng dây gói bánh chưng lại để giúp cho quá trình nấu bánh
- Nếu không dùng khuôn thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm và sự khéo léo
- Xếp lá gói, đổ một lớp gạo, để lớp nhân thịt đậu xanh vào trong, sau đó là một lớp gạo bên trên, gập từng cạnh của lá, nắn cho bánh có hình dạng cân đối là được
2.3. Cách gói bánh chưng
- Bánh được xếp vào nồi cho ngay ngắn, đổ ngập nước
- Đun bằng ngọn lửa cháy vừa, để bánh có thể chín từ trong ra ngoài
- Thông thường, nấu bánh từ tám đến chín tiếng tùy vào kích thước của bánh
- Phải nấu lâu để bánh chín đều và ngon hơn
2.4. Cách trang trí bánh chưng
- Bánh chưng sau khi chín nhẹ nhàng gỡ ra và cắt bánh cho ra dĩa
- Nên ăn kèm với một số món khác sẽ giúp đậm vị hơn
3. Bánh chưng dùng để làm gì
- Dùng để cúng gia tiên như lời biết ơn sâu nặng của con cháu đối với tổ tiên
- Dùng để đãi khách đến nhà hoặc dùng để biếu quà
- Dùng để ăn trong những ngày tết đến
4. Ý nghĩa về bánh chưng
- Là món ăn truyền thống của dân tộc
- Biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn viên của gia đình
- Đề cao giá trị văn hoá của Việt Nam
Kết bài
- Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất
- Bánh chưng hơn cả món ăn là bản sắc dân tộc
- Là nét ẩm thực truyền thống ngàn đời đến nay còn lưu giữ
Bài thuyết minh về Bánh chưng ngày Tết
Bài tham khảo 1
Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vị đất nước.
Khi ấy Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba đồ sử dụng trong ngày tết?.
Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang đến những lễ vật.
Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng trưng cho trái đất hình vuông.
Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt lợn, lạt. tất cả những vât liệu ấy đều không thể thiếu được.
Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng.
Công đoạn nguyên liệu bên trong đa đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc.
Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tư nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua.
Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhay mà thôi.
Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy.
Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.
Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thơ ông bà với những món hoa quả bánh kẹo trên đó.
Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không. Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.
Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mở thì cũng có thể ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mở không còn ngáy như khi luộc bình thường nữa mà nó rất dễ ăn.
Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt nam ngày Tết.
Bài viết vừa rồi cũng giúp cho các bạn làm được bài văn thuyết minh về bánh chưng. Bánh chưng rất gần gũi và quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống. Hy vọng các bạn tham khảo thật kỹ để làm bài cho thật tốt nhé.