Tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà thuộc phân phối chương trình ngữ văn lớp 12. Dưới đây là phần dàn ý và 20 bài văn mẫu phân tích chi tiết tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà, giúp các độc giả có thêm tư liệu nghiên cứu cũng như hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm này.
Dàn ý phân tích người lái đò trên sông đà
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng với tài năng uyên bác, lối hành văn phong phú sinh động. Là người luôn yêu và luôn hướng về cái đẹp.
- Một trong những tác phẩm nổi tiếng và mang lại tên tuổi cho nhà văn là: Những người lái đò trên sông Đà. Nội dung mà tác giả muốn gửi tới độc giả là ngợi ca vẻ đẹp con người và thiên nhiên Tây Bắc. Người lái đò trên Sông Đà là tùy bút nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân viết về dòng sông Đà và người lao động tài hoa, trí dũng
2. Thân bài
Lời đề từ
Nhà văn Nguyễn Tuân thật độc đáo và tài tình khi lựa chọn đề tự bằng hai câu thơ
“Đẹp vậy sao tiếng hát con tàu”
→ Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của sông Đà
“Chúng thủy giai đông tẩu
“Đà giang độc Bắc lưu”
→ Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà
→ Lời đề từ khẳng định vẻ đẹp và sự độc đáo của dòng Sông. Nhà văn Nguyễn Tuân đã cho ta nhìn thấy hình ảnh sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc là một sự vật có linh hồn, mang vẻ đẹp riêng, có tính cách, vẻ đẹp hung bạo hùng vĩ nhưng rất đỗi thơ mộng trữ tình.
Hình tượng sông Đà
Giới thiệu khát quát về sông Đà
– Biểu tượng: Sông Đà biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc – một dòng chảy vĩ đại giữa núi rừng Tây Bắc.
– Địa lý: Dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua vùng núi cao hiểm trở, tốc độ dòng sông chảy xiết mạnh mẽ.
Vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ của sông Đà
– Hình ảnh, diện mạo của dòng sông Đà trích thêm từ trong bài văn
“Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”.
Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.
Ở Tà Mường Vát: “Có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”
– Tâm địa của sông Đà được miêu tả qua “thạch trận”:
Thạch trận : “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vỗ lấy thuyền”
Thủy trận : “Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng ngang chắn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn sẵn trận địa.
Ba trùng vi giăng bẫy trên con sông: “Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông” , “vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào”, “còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả”
→ Bằng cách sử dụng vốn từ cực kì phong phú cùng bút pháp lãng mạn tô đậm để gây ấn tượng mãnh liệt, cảm giác rùng rợn, dựng lên một con sông hung bạo đầy đe dọa với con người.
Sông Đà hùng vĩ, dữ dội và tính cách hung bạo.
- Hình ảnh con Sông Đà hung dữ trích “từ đầu bài đến cái gậy đánh phèn”. Hình ảnh làm nên nổi bật, hùng vĩ gần gũi với thiên nhiên của sông Đà là cảnh vách đá hai bên dòng sông dựng đứng sừng sững giữa lòng sông dù ở quãng sông không rộng rãi.
- Vách đá dựng đứng kì vĩ: cảnh đá bờ sông dựng vách thành…sang bờ bên kia.
- Ghềnh thác Loóng hung dữ: Nước xô đá, đá xô sóng …dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
- Hút nước vừa tráng lệ vừa dữ dội, hùng mạnh: như cái giếng bê tông… ằng ặc lên như vừa rót dầu sôi.
- Thác đá: nghe như là oán trách… cháy bùng bùng, đá thác từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông… ngỗ ngược, bệ vệ oai phong, hất hàm hiếu chiến.
- Sông Đà bố trí thạch trận trùng trùng điệp điệp, đòi tóm lấy mọi con thuyền qua sông.
Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng đầy chất trữ tình
- Biểu hiện qua hình ảnh dòng sông mềm mại, ví như cái dây thừng, như mái tóc dài. Màu nước thay đổi theo mùa từ xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ.
- Hình ảnh sông Đà mang vẻ đẹp gợi cảm, mộng tình, vẻ đẹp đa chiều, sâu lắng như cố nhân, như Đường thi,…
- Trữ tình ở dáng sông kiều diễm với cách nhìn từ trên cao xuống, từ tầm xa, bao quát để có thể ngắm tổng quát được một dáng sông thơ mộng, đầy trất trữ tình. Nhà văn Nguyễn Tuân thấy sự bình dị như của dòng sông và so sánh với” một dải dây thừng”, như “một mái tóc mun…áng tóc trữ tình”.
- Trữ tình ở màu sắc sông nước: Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà từ nhiều góc độ nhiều chiều khác nhau, lần này từ điểm nhìn thấp hơn và góc nhìn thật đẹp, khi nhìn bằng ánh mắt họa sĩ, khi thì nhìn bằng cảm xúc nhà thi sĩ để say sưa, quan sát tưởng tượng sắc nước Sông Đà, sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng
- Khung cảnh bờ bãi ven sông với điểm nhìn đậu hẳn xuống mặt sông, là 1 du khách trên sông “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…dòng trên” .
→ Dưới ánh nhìn và cách cảm nhận của nhà văn Nguyễn Tuân đã toát lên vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng đầy chất trữ tình qua hình tượng Sông Đà. Đó được xem là đại diện cho vẻ đẹp mộng mơ của thiên nhiên Tây Bắc làm nổi bật nghệ chèo đò, vượt thác của người dân gắn bó với nghề lái đò.
→ Nghệ thuật xây dựng làm nổi bật hình ảnh dòng Sông Đà để đem đến độc giả một tác phẩm văn học tuyệt vời. Đó là sự thành công của nhà văn trong việc dùng ngôn ngữ điêu luyện, nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo tạo bạo. Tác giả đã vận dụng những hiểu biết và tri thức của nhiều lĩnh vực để khắc họa rõ nét về vẻ đẹp hùng vĩ, đầy chất trữ tình cảm xúc của sông Đà
Sông Đà dưới ánh mắt của Nguyễn Tuân hiện lên như một dải lụa hiền hòa giữa vùng núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.
Hình tượng người lái đò sông Đà
- Giới thiệu sơ lược về người lái đò Sông Đà: ông lái chèo đò Sông Đà làm nghề chở đò dọc trên sông, được gói là nghề vận chuyển bằng đường thủy. Nhà văn mang hình ảnh người lao động sông nước mạnh mẽ, cường tráng, thân hình vạm vỡ đầy sức mạnh. tác giả giới thiệu tài tứ tuyệt vời của những người lái đò sông Đà trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh và liệt kê một loạt con thác sông Đà từ Vạn Yên về xuôi, trong đó có những con thác vô cùng độc dữ, nham hiểm”.
- Cuộc sống hằng ngày gắn liền với con sông Đà, chống chọi với thiên nhiên hùng vĩ mỗi khi thời tiết xấu, gió bảo, họ phải tự thích nghi và vượt qua giành giật sự sống để tồn tại và gắn bó với nghề lái đò để mưu sinh.
- Cuộc chiến đấu trên Sông Đà con sông hung dữ đầy hiểm nguy mà người lái đò dũng cảm thích nghi và vượt qua nó.
+) Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ … những luồng nước”, …
+) Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”
+) Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường.
Trở về với cuộc sống đời thường, sau cuộc chiến “đêm ấy nhà ông đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam..cá túa ra tràn đầy đồng ruộng”. Đó là cuộc sống thường nhật của người lái đò ngày nào cũng chiến đấu với thiên nhiên
→ Cuộc sống bình dị, khiêm nhường nhưng rất đáng khâm phục.
Kết bài
Kết luận lại giá trị nội dung nghệ thuật của bài văn trên
+) Nội dung: Bài văn Người lái đò Sông Đà là tác phẩm nghệ thuật ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng, kỳ vĩ, vừa hung bạo mà có tính cách trữ tình thơ mộng của thiên nhiên nhiên Tây Bắc, đặc biệt là những người dân sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên sông nước, họ lao động mưu sinh bằng nghề lái đò mà thiên nhiên ban tặng cho họ để họ thích nghi và trường tồn.
+) Nghệ thuật sử dụng: trong suốt bài văn ta thấy được tài năng uyên bác của nghệ sĩ Nguyễn Tuân khi sử dụng từ ngữ độc đáo, sinh động để tái tạo nên các kỳ công của tạo hóa và những chiến tích kỳ tích lao động của con người. sử dụng vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực.
+) Cảm nhận về văn bản: Người lái đò sông Đà là một áng tùy bút xuất sắc, cho thấy tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp riêng của nhà văn
Phân tích Người Lái Đò Sông Đà mẫu 1
Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” rút từ tùy bút sông Đà năm xuất bản 1960. Được nhà văn Nguyên Tuân dùng tài hoa văn chương của mình để xây dựng khắc họa rõ nét về người lái đò trên dòng sông thiên nhiên hùng vĩ. Ngôn ngữ độc đáo, giàu màu sắc, vận dụng tài trí uyên thâm \của mình để dựng xây hình tượng vạm vỡ đầy sức mạnh của những bậc thầy lái đò. Tác phẩm nghệ thuật bằng cách nhìn đa chiều, đa dạng nhiều góc cạnh thú vị trước cuộc sống nhiều đổi thay. Bài văn đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp vừa hung bạo mà vừa trữ tình nên thơ của dòng sông Đà và sự gắn bó gần gũi với thiên nhiên của người dân lao động Tây Bắc đặc biệt được thể hiện qua hình tượng những người lái đò giản dị mà kì vĩ hùng dũng trên dòng sông.
Thực ra, nhà văn Nguyễn Tuân đã mượn lấy hình tượng người lái đò làm nhân vật chủ thể của câu chuyện về con người sông Đà, nhưng thực chất là cảm nghĩ, nghe nhìn, quan sát, nghiền ngẫm và sáng tạo của nhà văn. Bằng cách mượn lời ông lái đò già nhưng chính là tác giả miêu tả con sông từ nhiều góc độ khác nhau, bộc lộ tâm tư tình cảm đối với con sông hùng vĩ tươi đẹp qua tùy bút tài hoa, uyên bác của nhà văn.
Nhà văn Nguyên Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài năng suốt đời đi tìm, tôn vinh cái đẹp, một người sống giản dị hòa hợp với thiên nhiên. Ông là nhà văn có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học lúc bây giờ và đóng góp to lớn đối với sự phát triển nền văn học hiện đại thúc đẩy nền văn học đạt tới trình độ uyên thâm, trình độ nghệ thuật cao, góp phần phong phú ngôn ngữ hình ảnh dân tộc được tái hiện khắc họa rõ nét qua ngôn từ giàu hình ảnh nhà văn. Nền văn xuôi hiện đại được nhà văn tô điểm thêm phong cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo sinh động qua những hình ảnh thiên nhiên, giản dị gần gũi trong đời sống thường nhật.
Nhà văn Nguyễn Tuân thật độc đáo và tài tình khi lựa chọn đề tự bằng hai câu thơ đi vào lòng đọc giả ngay từ khi mở đầu tác phẩm nghệ thuật của mình. “Đẹp vậy sao tiếng hát con tàu: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của sông Đà.” “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc Bắc lưu: ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà. Nhà văn Nguyễn Tuân thật độc đáo và tài tình khi lựa chọn đề tự bằng hai câu thơ này qua đó nhằm khẳng định vẻ đẹp và sự độc đáo của dòng Sông. Nhà văn Nguyễn Tuân đã cho ta nhìn thấy hình ảnh sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc là một sự vật có linh hồn, mang vẻ đẹp riêng, có tính cách, vẻ đẹp hung bạo hùng vĩ nhưng rất đỗi thơ mộng trữ tình.
Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng ngôn từ độc đáo sáng tạo của mình để tái tạo những kỳ công của tạo hoá và những kỳ tích lao động của con người.
Đà Giang là vùng đất quê Hưng Hóa trở lên đó tên gọi trước kia. Lúc bây giờ nó được thay thế bởi cái tên mà không ai xa lạ gì là vùng đất Tây Bắc từ Lai Châu trở về Hòa Bình nối nhau bằng con sông Đà khổng lồ. Sông Đà lịch sự gắn liền với truyền thống cách mạng của dân tộc ta bao đời nay. Côn sông ấy với sừng sững hùng dũng, hiên ngang dũng cảm trải qua, chứng kiến biết bao cuộc kháng chiến xâm lược và cùng với sự biến đổi khí hậu và nổi giận của thiên nhiên. Những con sông ấy vẫn trường tồn và giữ nguyên vẹn nét đẹp nguyên sơ ấy. Người dân lao động Tây Bắc nước ta hằng ngày kiếm sống, mưu sinh trên chính dòng sông tươi đẹp hùng vĩ ấy.
Thời giặc Tây mới sang xâm chiếm nước ta, con người xứ Thái này đã cùng nhà yêu nước Cần Vương Nguyễn Quang Bích, ông Hoàng giáp tuần phủ Hưng Hóa ấy chiến đấu đến cùng và trong thơ nhật ký hành quân của ông đã có bao nhiêu tên đất nước thuộc vùng sông Đà. Kế tiếp đó là thời thằng Tây cai trị với đủ bọn lang đạo, địa chủ gian tham độc ác. “Con sông bị chúa đất từng vũng đem cắt ngang ra thành khúc nhỏ làm cho dòng sông ác thêm! Đế quốc đóng đồn bốt ven sông, tính dữ ác con sông lại tăng thêm mấy lần.
Bằng sự tài hoa, uyên bác sự sáng tạo vận dụng vốn hiểu biết và với tâm hồn nghệ sĩ luôn yêu quý cái đẹp lối hành văn độc đáo, sắc sảo. Nguyễn Tuân đã mang đến cho độc giả những cái nhìn tổng thể về cực phẩm qua hình tượng sông Đà. Theo nhà văn đã đẹp phải đạt tới sự hoàn mỹ, dữ dội đến lạ thường, dạng tầm cỡ bậc cao nhất. Chính vì thế, trong chuyến đi đầy gian truân và nhiều khó khăn để đến được với vùng Tây Bắc rộng lớn, xa xôi ấy ông đã tìm cho mình một nàng thơ thật hoàn mỹ để tô điểm cho sản phẩm nghệ thuật của ông và đó chính là bài Người lái đò sông Đà đến với hai “ thái cực” trái ngược nhau đến mê hoặc con người là sự hung bạo dữ dội mà đậm chất trữ tình thơ mộng.
Sông Đà biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc – một dòng chảy vĩ đại giữa núi rừng Tây Bắc. Về mặt địa lí: dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua vùng núi cao hiểm trở, tốc độ dòng sông chảy xiết mạnh mẽ.
Chính những địa hình trắc trở ấy đã tạo nên tên tuổi dòng sông Đà, tạo hóa thiên nhiên ban tặng cho dân tộc ta một dòng sông mang vẻ đẹp hùng vĩ với tính cách hung bạo làm tô thêm diện mạo nên thơ của dòng sông lịch sử ấy. Bài văn có câu “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”. “Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò”. Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”
Nhưng không thể kể đến tâm địa của lòng sông. Đây là sự nguy hiểm đáng sợ mà không một ai làm nghề lái đò ở đây là không biết, họ đã trải qua nhiều khó khăn mới đúc kết những kinh nghiệm quý báu để có thể dễ dàng chinh phục và vượt qua nó. Những mối nguy hiểm không chỉ đơn giản là thác, đá ghềnh mà là những Thạch Trận, Thạch Thủy Trận mà họ phải đối mặt.
Thạch trận được hiểu là đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vỗ lấy thuyền. Thủy trận là đám tảng đám hòn chia làm ba hàng ngang chắn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn sẵn trận địa.
Ba trùng vi giăng bẫy trên con sông: “Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông” , “vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào”, “còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả”. Bằng cách sử dụng vốn từ cực kì phong phú cùng bút pháp lãng mạn tô đậm để gây ấn tượng mãnh liệt, cảm giác rùng rợn, dựng lên một con sông hung bạo đầy đe dọa với con người.
Với chất tài hoa tài tử sẵn có trong một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, một bộ óc uyên bác và lối hành văn cầu kì, độc đáo, Nguyễn Tuân gây ấn tượng với người đọc bởi những tác phẩm cực đẹp. Đối với ông, đã đẹp là phải đẹp đến hoàn mỹ, đã dữ dội là phải dữ dội đến khác thường, đến tột đỉnh. Và trong một chuyến đi gian khổ và đầy hào hứng đến vùng Tây Bắc rộng lớn, xa xôi, ông đã tìm thấy cho mình một “nàng thơ” hoàn mỹ: sông Đà với hai “thái cực” mâu thuẫn đến mê hoặc: hung bạo, dữ dội mà trữ tình, đẹp đẽ.
Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong tác phẩm. Viết về Đà giang, ngòi bút của Nguyễn Tuân vô cùng phóng túng, thoải mái bởi “Người lái đò sông Đà” được viết bằng thể loại tùy bút. Ta thấy được nhà văn không những tài giỏi về lối hành văn độc đáo, sinh động tài năng có vốn hiểu biết kiến thức sâu rộng và còn là một nhà quay phim điêu luyện để có thể tự mình quay những thước phim đời thật những vẻ đẹp tiềm ẩn của sông Đà và toát lên vẻ đẹp giản dị cường tráng, mạnh khỏe của người làm nghề lái đò nơi đây. Có khi ống kính của nhà văn tiếp cận con sông Đà từ phía viễn cảnh. Từ trên cao, Nguyễn Tuân nhìn thấy con sông Đà dài ngoằn ngoèo như một sợi dây thừng.
Đôi khi góc quay của nhà văn ghi lại những cảnh quay đẹp sự tinh tế, tỉ mỉ chắt chiu từng quãng khoảnh khắc từng khúc sông hẹp, cắt từng đoạn sông để mô tả thực tế về sự hung bạo của những đoạn sông với hình ảnh “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” Thậm chí có những đoạn “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách.
Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Ấn tượng hơn nữa là việc “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cảnh cửa sổ nhà nào ở tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện. Phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân còn được thể hiện qua góc nhìn điện ảnh được sử dụng để cảm nhận, tạo cho người đọc một ấn tượng về vẻ đẹp của sự hùng vĩ mà thiên nhiên Tây Bắc đã mang lại. “ Từ đầu bài… cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim ký sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn”. Đây được xem là hình ảnh nổi bật hùng vĩ gần gũi với thiên nhiên của sông Đà là cảnh vách đá cheo leo hai bên sông dựng đứng sừng sững giữa lòng sông xanh biết dù quảng sông khá hẹp.Vách đá dựng đứng kì vĩ: cảnh đá bờ sông dựng vách thành…sang bờ bên kia.
“Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuốn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Ghềnh thác Loóng hung dữ mà không vì thế mà khuật phục được ý chí sự bền bỉ của người lái chèo. Qua cách hành văn của tác giả miêu tả một cách chân thật rõ nét về sự hung bạo, dữ dội của dòng sông Đà mà người lái đò phải rất kiên trì chịu khó, dũng cảm để vượt qua những khó khăn, hiểm nguy khi lái thuyền vượt sông. Sông Đà tính cách hung dữ, hung bạo là thế nhưng không thiếu chất trữ tình thơ mộng qua hình ảnh thác nước, ghềnh đá. Những cánh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ đó chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu, hoặc đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia được. Những người lái đó qua khúc sông đó đang mùa hè oi bức thì họ cũng cảm thấy se se lạnh. Hút nước vừa tráng lệ vừa dữ dội, hùng mạnh: như cái giếng bê tông… ằng ặc lên như vừa rót dầu sôi. Thác đá: nghe như là oán trách… cháy bùng bùng, đá thác từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông… ngỗ ngược, bệ vệ oai phong, hất hàm hiếu chiến. Sông Đà bố trí thạch trận trùng trùng điệp điệp, đòi tóm lấy mọi con thuyền qua sông.
Những quảng thác cao sừng sững cheo leo, đá ghềnh nhấp nhô hiểm trở trở nên đáng sợ bởi sức gió và lực nước quảng ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số, gió phối hợp với nước và đá cùng với những con sóng cuồn cuộn giữa lòng sông theo từng nhịp tạo thành các cơn lốc xoáy đầy mối hiểm nguy làm con người ta phải e sợ. Sự dữ dội, tính cách hung bạo của thác ghềnh được mô tả chân thật sinh động qua cái nhìn góc quay nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Nghệ thuật điệp từ “xô” cho thấy phần nào sự vồ vập, sự hối hả tốc độ dồn dập làm gia tăng sự dữ dội mãnh liệt, hung bạo của dòng nước, những con lốc xoáy cùng với những nhịp sóng nước xô đẩy làm cho người đi trên sông không khỏi run sợ.
Lòng Sông Đà rất hẹp với độ dốc của thác nước rất cao đổ xuống và nhiều luồng chết, vực xoáy. Nhà văn đã khắc họa rõ nét tái hiện lại hình ảnh chân thật nổi bật nhất của sông Đà để đọc giả có thể liên tưởng đến con sông một cách chân thật và gần đúng nhất. Tác giả dùng những câu văn ngắn gọn, trùng điệp xúc xích, câu nói mạnh mẽ dứt khoát để miêu tả sự vận động của dòng nước và mối hiểm nguy của dòng sông hẹp, lốc xoáy, thác ghềnh hung dữ.Tác giả dùng khả năng quan sát đặc biệt và những vốn hiểu biết rộng để gửi đến độc giả một hình ảnh nàng thơ sông Đà đẹp nhất, hùng vĩ và tính cách hùng dũng nhất.
Không những thế, Nguyễn Tuân tập trung vào miêu tả sự hung bạo của Đà giang ở những hút nước với cách liên tưởng vô cùng táo bạo. Ở những cái hút nước giống như những cái giếng bê tông người ta thả xuống để chuẩn bị làm móng cầu: “trên những cái hút nước ấy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”. Nước ở đó cứ “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, có lúc lại nghe rờn rợn như tiếng “rót dầu sôi”. Sông Đà không khác gì một loài thú dữ đầy ranh mãnh, đang nằm chực chờ vồ lấy bất cứ khi nào những chiếc thuyền mỏng manh kia gặp nạn. “Cho nên không một chiếc thuyền nào dám men gần cái hút nước đầy mối nguy hiểm đến tính mạng con người.
Những chiếc bè gỗ những con thuyền vô ý đi ngang qua bị cái hút nước “xoáy tít đáy” giữa lòng sông từng dìm vùi dập lôi tuột xuống, có chiếc thuyền bị nó giồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi mất, bị dìm dưới lòng sông đến mười phút sau, mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Những so sánh, ví von “như cửa cống bị sặc”, “như cái giếng bê tông”… đầy gợi hình, gợi cảm của tác giả gây cảm giác rất mạnh làm cho người đọc như nghe thấy, nhìn thấy cận cảnh cái hung dữ của sông Đà mà thót tim lại. Qua sự miêu tả chi tiết của tác giả giống như ta đang ngồi chung một chiếc thuyền qua giữa lòng sông để có thể nhìn thấy bao quát hết cảnh đẹp hùng vĩ cùng với tính cách hung dữ, đầy mối hiểm nguy của khúc sông hẹp, và những cái hút nước xoáy tít. “Đáng sợ nhất là những cái hút nước “xoáy tít đáy” giữa lòng sông từng dìm xuống và xé tan tác những bè gỗ, những con thuyền vô ý bị nó lôi tuột xuống…)
Đầu tiên phải nhắc đến những âm thành của tiếng gào thét rùng rợn hoang dã tiếng nước chảy xiết từ trên cao ngọn thác đổ xuống dòng sông làm cho con sông trở thành thủy quái vừa hung dữ và nham hiểm. “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bừng bừng”. Ở đoạn văn này, nhà văn đã vận dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, liên tưởng, so sánh, sử dụng hàng loạt động từ mạnh khiến hình ảnh sông Đà thật ghê rợn, hung hăng như một nhân vật mang tâm địa hiểm ác với cách ranh mãnh, rất biết chớp thời cơ, giống kiểu một người cơ hội sẵn sàng chờ trực những con thuyền nhỏ bé bị nạn mà vồ dập nuốt lấy vậy. Nhờ sự tài trí, vận dụng những kinh nghiệm quý báu của người dân lao động, với sức khỏe cường tráng và sự dũng cảm của mình họ không ngại khó khăn hiểm nguy để chống lại những mối đe dọa của lòng sông và thác ghềnh hiểm trở
Tiếp đó là sự hung hăng, tàn bạo của thác đá ghềnh sông Đà giống như con thú đói mồi đang âm thầm chờ trực vồ lấy gieo rắc kinh hoàng sợ hãi đến những người chèo đò qua sông. Bằng vốn kiến thức hiểu biết về quân sự, võ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, tầm nhìn nghệ thuật, tài năng về điện ảnh Nguyễn Tuân đã dễ dàng khắc họa được một cuộc thủy chiến đầy căng go giữa sông Đà và người lái thuyền. Đá ghềnh ở đây được chia thành ba tuyến và năm cửa, bốn cửa tử và duy nhất chỉ một cửa sinh. Nhà văn với tầm nhìn đa chiều và lối hành văn sinh động sáng tạo đã tạo nên một quyển binh pháp xem như là bí quyết đánh trận trên sông Đà vậy.
Bên cạnh sự hung bạo, nham hiểm đó thì dòng sông Đà mang tính cách độc đáo đến lạ thường, đầy chất trữ tình thơ mộng. Biểu hiện qua hình ảnh dòng sông mềm mại, ví như cái dây thừng, như mái tóc dài. Khi nhà văn bay tạt ngang sông Đà, từ trên cao nhìn xuống con sông, điều đầu tiên nhìn thấy lại chính là hình dáng như “cái dây thừng ngoằn ngoèo”, sau đó là “từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây” rất tinh tế và ngưng đọng lại hình ảnh “sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
Màu nước thay đổi theo mùa từ xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ. “ Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai và cuộn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân…” Cách miêu tả của tác giả làm tôn lên nét đẹp thiên nhiên nguyên sơ mà tạo hóa đã ban tặng cho dân tộc ta một dòng sông mộng mị đẹp đến mê hồn. Tác giả nhìn dòng sông say đắm làn mây mùa xuân bay bay trên sông Đà, xuyên qua những đám mây mùa thu mà khi nhìn xuống dòng nước. Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích. Mùa thu nước sông Đà lại “ lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.” Tất cả những nét đẹp của dòng sông Đà thơ mộng, chứa vẻ đẹp gợi cảm ấy đã được nhà văn vận dụng nghệ thuật ngôn từ đa dạng độc đáo và đầy sáng tạo để phát họa nên vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Khi xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Nhà văn nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Tác giả miêu tả thuyền trôi trên sôi với cảnh ven sông lặng yên như tờ. Cảnh nương ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra nõn búp, đàn hươu cúi đầu ngốn từng búp cỏ gianh đẫm sương đêm, bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt song bung trắng như bạc rơi thoi, tiếng cá đuổi mất đàn hươu vụt đi,… Qua những hình ảnh xung quanh dòng sông Đà mà tác giả quan sát được khi đang đi trên thuyền qua sông. Tài năng uyên bác, tài hoa uyên thâm, vốn từ ngữ phong phú đa dạng, cách sử dụng nghệ thuật so sánh liên tưởng phong phú được nhà văn khắc họa một cách chi tiết rõ nét, sự tỉ mỉ, sự chú tâm, sự quan sát tình tường như vậy mới có thể có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết để đem đến cho người đọc dễ dàng liên tưởng được như chính độc giả đang cùng đi trên một con thuyền với nhà văn để cùng ngắm nhìn cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng đầy chất trữ tình nên thơ của sông Đà với vẻ đẹp mộng mị.
Hình ảnh sông Đà mang vẻ đẹp gợi cảm, mộng tình, vẻ đẹp đa chiều, sâu lắng như cố nhân, như Đường thi,…Trữ tình ở màu sắc sông nước: Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà từ nhiều góc độ nhiều chiều khác nhau, lần này từ điểm nhìn thấp hơn và góc nhìn thật đẹp, khi nhìn bằng ánh mắt họa sĩ, khi thì nhìn bằng cảm xúc nhà thi sĩ để say sưa, quan sát tưởng tượng sắc nước Sông Đà, sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng. Khung cảnh bờ bãi ven sông với điểm nhìn đậu hẳn xuống mặt sông, là 1 du khách trên sông “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…dòng trên”. Dưới ánh nhìn và cách cảm nhận của nhà văn Nguyễn Tuân đã toát lên vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng đầy chất trữ tình qua hình tượng Sông Đà. Đó được xem là đại diện cho vẻ đẹp mộng mơ của thiên nhiên Tây Bắc làm nổi bật nghệ chèo đò, vượt thác của người dân gắn bó với nghề lái đò. Nghệ thuật xây dựng làm nổi bật hình ảnh dòng Sông Đà để đem đến độc giả một tác phẩm văn học tuyệt vời. Đó là sự thành công của nhà văn trong việc dùng ngôn ngữ điêu luyện, nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo tạo bạo. Tác giả đã vận dụng những hiểu biết và tri thức của nhiều lĩnh vực để khắc họa rõ nét về vẻ đẹp hùng vĩ, đầy chất trữ tình cảm xúc của sông Đà. Sông Đà dưới ánh mắt của Nguyễn Tuân hiện lên như một dải lụa hiền hòa giữa vùng núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.
Hình tượng người lái đò sông Đà được nhà văn khắc họa rõ nét sau khi nhà văn phác họa về tính cách hung bạo và vẻ đẹp mộng mị, trữ tình của dòng sông. Ông chèo đò sông Đà nghề chính là lái đò dọc bờ sông. Được gọi là nghề vận chuyển bằng đường thủy. Nhà văn đã mang hình ảnh người lao động sông nước mạnh mẽ, cường tráng thân hình vạm vỡ đầy sức mạnh để đại diện cho người dân lao động của nước ta lúc bấy giờ. Tác giả giới thiệu tài tứ tuyệt vời của những người lái đò sông Đà trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh và liệt kê một loạt con thác sông Đà từ Vạn Yên về xuôi, trong đó có những con thác vô cùng độc dữ, nham hiểm”. Cuộc sống hằng ngày gắn liền với con sông Đà, chống chọi với thiên nhiên hùng vĩ mỗi khi thời tiết xấu, gió bảo, họ phải tự thích nghi và vượt qua giành giật sự sống để tồn tại và gắn bó với nghề lái đò để mưu sinh. Cuộc chiến đấu trên Sông Đà con sông hung dữ đầy hiểm nguy mà người lái đò dũng cảm thích nghi và vượt qua nó.
Nhưng lòng sông không hề chịu thua như muốn thách thức sự bền bỉ, sức dẻo deo trống trọi của người dân làm nghề lái đò. Lòng sông thì trắng xóa làm nổi bật những tảng đá đang bày thế trận, tảng nào, hòn nào “trông cũng ngỗ nghịch và như những vị tướng”, “có vị trông oai phong lẫm liệt”, “có vị thì như đang hất hàm bắt cái thuyền phải xưng tên xưng tuổi trước khi giao chiến”. Có vị “lại lùi về một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”. Nhưng không dễ dàng khuất phục với sự giận dữ đổi thay của thiên nhiên những con người lao động gắn bó với nghề lái đò đã từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ … những luồng nước”. Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”Người lái đò được ví như những người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường. Nhưng khi trở về với cuộc sống đời thường, sau cuộc chiến “đêm ấy nhà ông đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam..cá túa ra tràn đầy đồng ruộng”. Đó là cuộc sống thường nhật của người lái đò ngày nào cũng chiến đấu với thiên nhiên hùng vĩ, cuộc sống rất đỗi bình dị, khiêm nhường nhưng rất đáng khâm phục.
Nhà văn Nguyễn Tuân dùng nghệ thuật tạo hình và phát họa lên tâm hồn và con người giản dị cùng với sự tỉ mỉ quan sát tinh tường của mình để tạo dựng nên một hình ảnh người lái đò và sự chiến đấu giữa con người với lòng sông đà nham hiểm, hung bão, ranh mãnh bất cứ khi nào con thuyền yếu thế nó sẽ chờ chực và vồ dập, dòng xoáy sẽ cuốn đi mất, bờ bãi ven sông dường như con người. Tác giả muốn gửi đến độc giả những hình ảnh chân thật những muốn mọi người hòa vào cùng cảnh vật để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộng mị, nên thơ, cuốn hút của dòng sông. Qua ngòi bút tài hoa bay bổng của nhà văn khám phá cội nguồn và kể về lịch sử dòng sông gắn với cuộc sống con người Tây Bắc, những người đã đón nhận những tặng vật và những điều tốt đẹp nhất mà sông Đà- thiên nhiên ban tặng cho con người nơi đây, tạo điều kiện cho người dân mưu sinh kiếm sống hằng ngày.
Bằng sự quan sát tinh tường, trí tưởng tượng phong phú, đa dạng bay bỏng và tư duy liên tưởng so sánh bất ngờ kết hợp cùng việc sử dụng tài tình ngôn ngữ độc đáo, đa dạng với các cấu trúc câu trùng điệp, phối hợp linh hoạt và đầy sáng tạo các biện pháp tu từ, so sánh. Tác giả đã làm nổi bật lên hình tượng con sông Đà như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, mộng mị nhưng cũng đầy chất trữ tình của thiên nhiên đất nước. Hình tượng thiên nhiên này cũng chính là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong giai đoạn mới.
Qua đó, nhà văn cũng bộc lộ được sự tài hoa, tài năng uyên bác trong lối hành văn và sự sáng tạo của mình khi liên tục phác họa những dáng vẻ biến ảo khôn lường khiến người đọc phải ngạc nhiên, thán phục và ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật và cách quan sát tinh tế, tỉ mỉ của nhà văn. Đó là sự tài hoa thiên bẩm cùng với nền tảng là một vốn kiến thức chuyên sâu về cả nghệ thuật lẫn cuộc đời, sự dày công tìm tòi sự bền bỉ kiên trì quan sát tinh tường, tìm hiểu đối tượng cần tiếp cận, khám phá cũng như tình cảm man mác sâu nặng, đằm thắm và giàu sức sống, đầy tươi trẻ dành cho Tổ quốc.
Tóm lại, bài văn Người lái đò Sông Đà là tác phẩm nghệ thuật ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng, kỳ vĩ, vừa hung bạo mà có tính cách trữ tình thơ mộng của thiên nhiên nhiên Tây Bắc, đặc biệt là những người dân sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên sông nước, họ lao động mưu sinh bằng nghề lái đò mà thiên nhiên ban tặng cho họ để họ thích nghi và trường tồn. Nghệ thuật sử dụng trong suốt bài văn ta thấy được tài năng uyên bác của nghệ sĩ Nguyễn Tuân khi sử dụng từ ngữ độc đáo, sinh động để tái tạo nên các kỳ công của tạo hóa và những chiến tích kỳ tích lao động của con người. sử dụng vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực. Người lái đò sông Đây là một áng tùy bút xuất sắc, cho thấy tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp mang dấu ấn riêng cho mình.