Tổng hợp văn mẫu và dàn ý cho đề bài phân tích tác phẩm Cha Con Nghĩa Nặng, giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo.
Dàn ý bài văn phân tích cha con nghĩa nặng
Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm Cha con nghĩa nặng và tác giả Hồ Biểu Chánh.
Thân bài
+) Cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, vị trí.
+) Tóm tắt, hoàn cảnh sáng tác, nguồn gốc ra đời của tác phẩm.
+) Sơ lược về nội dung, dẫn dắt.
+) Cuộc gặp gỡ cảm động của 2 cha con nhân vật Sửu trên cầu Mê Tức.
+) Nỗi lòng và tình yêu thương con cái của ông Sửu: Chấp nhận ra đi biệt xứ, chấp nhận cái chết để bảo vệ sự bình yên, hạnh phúc cho con.
+) Tí sau khi biết chuyện đã nhanh chóng chạy theo và níu giữ cha lại, muốn lo lắng báo hiếu tuổi già cho ông.
+) Hai người thấu hiểu, cùng trò chuyện với nhau.
+) Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, bài học làm người.
Kết bài
+) Khẳng định lại những giá trị về đạo lí tình cảm cha con nồng ấm, phụ tử tình thân, một người cha sẵn sàng hy sinh vì con.
+) Còn người con trai cũng luôn hiếu thảo biết suy nghĩ cho đấng sinh thành.
Văn mẫu phân tích Cha Con Nghĩa Nặng – Mẫu 1
“Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”
Hai tiếng cha mẹ luôn khiến trái tim những người con thổn thức nghẹn ngào. Bên cạnh tình mẫu tử, tình cảm phụ tử cao quý thiêng liêng cũng có một vị trí nhất định trong nền văn học nước nhà. Tác phẩm cha con nghĩa nặng của tác giả Hồ Biểu Chánh đã diễn tả tình phụ tử vô cùng ấm áp, cảm động, mang đến nhiều giá trị về đạo lý làm người trong cuộc sống.
Tác giả Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trọng, quê ở tỉnh Tiền Giang. Ông đã được học chữ Nho, chữ Quốc ngữ từ nhỏ, làm quan chức, có một vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Với nhiều sáng tác nổi tiếng như U tình lục, ký ức cuộc đi Bắc Kỳ, con nhà nghèo,…Tác giả sáng tạo, cày bừa trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết, được xem là một trong các nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho sự xuất hiện và phát triển của tiểu thuyết hiện đại nước nhà, sở hữu 64 cuốn tiểu thuyết mang đậm dấu ấn tình cảnh và cuộc sống của người dân Nam Bộ. Về tác phẩm được xuất bản năm 1929, là đứa con tinh thần thứ 15 của nhà tiểu thuyết này. Đoạn trích dưới đây thuộc chương thứ IX, kể lại sự việc ông Bửu sau khi bỏ đi thì về nhà thăm con nhưng lại không dám, thằng Tí chạy theo,…Cuối cùng hai cha con cũng được đoàn tụ trên cầu Mê Tức. Nhân vật chính của truyện là một người nông dân chăm chỉ hiền lành tên Trần Văn Sửu, có vợ và ba trái ngọt là các người con: Tí, Quyên, Sung. Anh là một người chồng yêu thương con cái, biết chăm lo cho vợ, cho gia đình. Nhưng ai oán thay số phận không để nhà họ bình yên được bao lâu thì người mẹ đã mang bất hạnh ập tới. Đó là Thị Lựu một người phụ nữ không đoan trang chung thủy, có tật xấu lăng loàn. Một hôm, Sửu đã bắt gặp Thị ngoại tình sau lưng, đã làm sai mà còn không biết sửa đổi, hối cải, lại hỗn láo. Mất bình tĩnh anh đã lỡ tay xô vợ mình ngã, bao nhiêu cây đắng sóng gió đã bắt đầu từ đây.
Đến với câu chuyện, ắt hẳn chúng ta sẽ được gây ấn tượng đầu tiên về tình huống truyện éo le, cảm động và đầy căng thẳng. Những mâu thuẫn trào dâng giữa tình yêu thương con sâu nặng, khát khao được nhìn thấy con sau nhiều năm xa cách nhưng lại sợ sẽ làm chúng liên lụy, gặp bất trắc. Nguyên do là vợ của Sửu ngã không may qua đời, anh không biết làm sao đã phải bỏ trốn. Mọi người nghĩ là Sửu đã nhảy sông tự tử, nhưng sau 11 năm trốn tránh sự việc, tình cảm cha con nồng thắm đã không ngăn nổi bước chân Sửu lén về thăm con cái của mình. Sau khi mọi chuyện xảy ra, anh em Tí về ở với ông ngoại. Sung thì ốm chết, Quyên với Tí phải đi ở, may mắn gặp được người tốt rồi xây dựng gia đình riêng êm ấm. Khi gặp được bố vợ, Sửu biết được giờ con mình đã có một cuộc sống hạnh phúc thì lại càng ngần ngại, chần chừ không dám gặp con hơn.
Qua ngòi bút tiểu thuyết sắc sảo, giàu kịch tính, Hồ Biểu Chánh đã khắc họa được tình phụ tử thiêng liêng xúc động không kém gì những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử trong văn chương trước đó. Thể hiện rõ nét qua cảnh nói về cuộc chạy đuổi của hai cha con Sửu. Tuy rất muốn đối diện với những đứa con thân yêu nhưng anh lại mất hết dũng khí và tiếp tục gia đình được biệt tích. Nhưng em Tí, người con trai sau khi biết được bố quay trở về đã nhanh chóng chạy với theo. Đến đây còn có một tình tiết hiểu lầm hết sức thú vị là con vì muốn đuổi kịp cha mình nên chạy rất nhanh, còn Sửu thì lại tưởng có người đuổi theo bắt lấy và còn không muốn ảnh hưởng xấu đến gia đình nên càng ra sức tháo chạy. Qua đó cho thấy rằng, bậc làm cha làm mẹ luôn muốn làm tròn nghĩa vụ, luôn để dành tất cả những hạnh phúc, bình yên cho con cái trong mọi suy nghĩ, hành động. Những người con cũng vô cùng hiểu chuyện, hiếu thảo hết lòng hi vọng đi níu giữ cha lại để lo lắng báo đáp, chăm lo tuổi già cho đấng sinh thành của mình. Cả 2 người con ruột thịt, máu mủ ấy cùng chạy, rượt chạy một cách gấp gáp, vội vã với những ý định tốt đẹp và họ đã gặp được nhau trong tình yêu thương thắm thiết dành cho người mà họ yêu thương nhất. Sửu chưa định hình được là ai đang đuổi theo phía sau nên định chạy qua cầu để kết thúc cuộc đời nhưng may thay lúc ấy, Tí cũng vừa kịp lao tới cất tiếng gọi cha. Chính tiếng nói của người con yêu dấu đã kéo người cha thoát khỏi bàn tay của tử thần. “Cha ơi cha chạy đi đâu vậy”. Có thể thấy đây là chi tiết căng thẳng hồi hộp nhất, hai người chỉ cần chậm hơn với nhanh hơn một chút thì có lẽ sẽ không còn có cơ hội để đoàn tụ nữa. Giây phút người cha thức tỉnh nhìn nhận lại người con mà ông đã hằng mong nhớ thật là cảm động biết bao. Lúc ấy, Trần Văn Sửu mới giật mình, tháo đầu trở vô, ngó nhìn lại, tim đập từng nhịp thình thịch, nước trong con mắt tuôn ra ròng ròng, đứng bất động xụi lơ, không nói gì hết. Giờ đây giống như ai cũng nghẹn ngào cảm xúc không thể nói nên lời chỉ có những hành động, cái ôm ấm áp dành cho nhau. Họ chỉ biết ôm chầm lấy nhau rồi khóc một hồi rồi mới buông ra. Quả thật, tác giả đã rất tài tình tinh tế khi đặt tình cảm phụ tử quý giá của con người vào một tình cảnh thật hiểm nguy, vào giữa ranh giới của sự sống và cái chết, từ đó cũng giúp cho độc giả thấm thía được thứ tình yêu ruột rà, thiêng liêng ấy. Ta cũng được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau qua những trang viết, gay cấn có, ngộp thở có và rồi vỡ òa trong lắng đọng, hạnh phúc khi 2 cha con ấy gặp gỡ được nhau.
Có thể ví tác phẩm là một màn kịch đầy cuốn hút, hấp dẫn với nhiều phân đoạn khó xử, gay go. Nhân vật Sửu vốn rất lương thiện chất phác, cuối cùng ông đã tha thứ và cao thượng muốn thay vợ để cùng gánh vác nỗi đau khổ cùng người vợ bất hạnh, không muốn những đứa con trong trắng ngây thơ phải chịu vạ lây, không muốn tâm hồn chúng phải chịu nỗi đau mất mát như vậy. “Con thương sắp nhỏ quá, con nhớ chúng nó quá tía ơi” đó là những lời thương nỗi nhớ cháy bỏng của Sửu. Đến cuối, hai cha con ngồi lại trò chuyện, hóa giải mọi khúc mắc, gắn kết tình cảm, thấu hiểu cho nỗi khổ của nhau.
Khi đặt mình cảm nhận sâu sắc tác phẩm ta mới thấy hết được những vẻ đẹp đặc sắc về nghệ thuật, nội dung. Qua sự dẫn dắt của một ngòi bút già dặn đầy kinh nghiệm của tác giả Hồ Biểu Chánh, lối viết tiểu thuyết giản dị, mộc mạc trong cách kể chuyện, nhiều tình tiết đột ngột, gây bất ngờ, cuốn hút. Sử dụng từ ngữ rất gần gũi, quen thuộc, đậm chất đời thường. Các chi tiết được diễn ra theo trình tự về thời gian, không gian, giàu cảm xúc. Tất cả đã giúp cho nhà tiểu thuyết tài năng ấy khắc họa thành công cuộc gặp gỡ đầy cảm động về tình cha con sâu đậm, bất diệt và cái kết cũng thật là có hậu khi Trần Văn Sửu được xóa án, sống bình yên với những đứa con thân yêu của mình.
Qua chuyện cha con nghĩa nặng của tác giả Hồ Biểu Chánh ta thấy được rằng phụ tử tình thân đã chiến thắng và vượt qua tất cả. Đó là tình cảm yêu thương con cái của người cha và tấm lòng hiếu thảo cao quý của các con, của máu mủ ruột rà. Bài học về thứ tình cảm tốt đẹp này mà tác giả mang lại sẽ mãi là đạo lí đúng đắn muôn đời.