Bài Ca Ngất Ngưỡng là bài thơ được Nguyễn Công Trứ sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Bài thơ như một bản tình ca tổng kết lại cuộc đời của ông. Bài viết dưới đây, VerbaLearn sẽ giúp độc giả phân tích Bài Ca Ngất Ngưỡng thông qua phần dàn ý và các bài văn mẫu chọn lọc chi tiết. Bài viết sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích khi độc giả muốn tìm hiểu về tác phẩm này.
Dàn ý phân tích Bài Ca Ngất Ngưỡng
Mở bài
+) Sơ lược về tác giả: Nguyễn Công Trứ là người xuất thân trong gia đình Nho học, những sáng tác của ông hầu hết đều bằng chữ nôm, đặc biệt hát nói là thể loại ưu thích của ông
+) Sơ lược về tác phẩm: Tác phẩm chính thể hiện tài năng, ý chí và ý thức của Nguyễn Công Trứ.
Thân bài
1. Ý nghĩa nhan đề
+) “Bài ca” là bài thơ được viết theo thể loại hát nói, đó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa thơ và ca nhạc
+) “Ngất ngưởng” một tư thế chênh vênh, ngông nghênh, không màng tới sự đời
+) Đây chính là bài thơ thể hiện cái dáng vẻ của một tinh thần ngạo nghễ, tự coi mình hơn người, trên thiên hạ.
2. Tài năng của Nguyễn Công Trứ (sáu câu thơ đầu)
+) “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Trong trời đất này chuyện gì cũng phải đến tay của ông
+) “Ông Hi Văn…vào lồng”: Coi việc làm quan như là sợi dây vô hình trói buộc ông
+) Những thành tựu của tác giả: Thủ khoa, Tham tán, Tổng Đốc Đông, Phủ doãn Thừa Thiên
+) Là người xuất chúng văn võ song toàn
3. Quan niệm sống của tác giả khi về hưu (mười câu thơ tiếp)
+) “Giải tổ”: Năm 71 tuổi ông quyết định nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên.
+) Cưỡi bò đeo đạc ngựa vừa thể hiện được cái phong cách bình dị, vừa thể hiện được ý muốn che miệng thế gian
+) Từng một thời tay kiếm tay cung nhưng bây giờ không còn nữa, thay vào đó là du ngoạn để ngắm cảnh trời đất, mây, núi. Và mang theo những cô hầu lên chùa.
+) Sở thích kì lạ khiến bụt cũng phải bật cười. Đó còn biểu hiện sự đối nghịch với quan điểm nhà nho phong kiến
+) Với cách nói hóm hỉnh thể hiện được những sở thích kỳ lạ, ngất ngưởng và có phần khác người
+) Không còn quan tâm tới những lời khen chê, mà thay vào đó là tận hưởng cuộc sống phong phú, từ “khi…không” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần tạo cảm giác lạc quan, ung dung, yêu đời
+) Quan niệm sống đậm chất riêng của Nguyễn Công Trứ
4. Quãng đời của tác giả khi cáo quan về hưu (còn lại)
+) Tự so sánh tài năng của mình với những bậc thánh nhân Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật, như khẳng định mình cũng không kém cạnh gì.
+) Cho dù trước hay sau đều giữ cho mình một tấm lòng trung thành, ông không còn vướng bận điều gì vì cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ đã cống hiến sức mình để phục vụ cho đất nước cho nhân dân
+) “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” vừa là câu hỏi vừa là khẳng định cách sống cá tính “ngất ngưởng” hiếm có khó tìm của mình.
5. Bài học rút ra cho bản thân
+) Không nên quá để tâm miệng thế gian hãy làm những thứ mình thích miễn là chúng không phạm pháp. Can đảm phá vỡ cái vỏ bọc an toàn.
Kết bài
+) Khái quát lại những nét đặc sắc của bài thơ
Phân tích Bài Ca Ngất Ngưỡng – Mẫu 1
Khi nhắc đến hát nói chúng ta không thể nào không nhắc đến cái tên Nguyễn Công Trứ với tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng”. Nguyễn Công Trứ (1778-1858) xuất thân trong một gia đình nhà Nho chân chính. Ông là một nhà thơ, nhà quân sự và là một nhà kinh tế lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại, những sáng tác của ông hầu như đều bằng chữ nôm, và hát nói chính là thể loại ưa thích của ông. Sự nghiệp của ông gặp vô số những thăng trầm của cuộc đời. Nhắc đến ông người ta không thể quên một nhà thơ với những vần thơ đầy khẩu khí của một bậc chính nhân quân tử về chí nam nhi phụng sự đất nước, về cái tôi ngất ngưởng của một con người hiểu rõ về mình, về xã hội mà mình đang sống.
“Bài ca ngất ngưởng” là tác phẩm thể hiện tài năng, ý chí, ý thức và nghị lực của tác giả. Tác phẩm được sáng tác sau 1848 khi ông đã cáo quan về hưu và sống một cuộc đời tự do tự tại, bài thơ được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Công Trứ. Nếu như “Chí anh hùng” tràn đầy khí phách của người tuổi trẻ, thì “Bài ca ngất ngưởng”, được viết lúc ông đã thành danh, là bài thơ tổng kết về cuộc đời và khẳng định cái tôi của cụ Thượng Trứ.
Vậy, từ do đâu mà bài tác phẩm có tên “Bài ca ngất ngưởng”, có thể nói nhan đề vừa mang lại cho người đọc cảm giác tò mò nhưng cũng có chút cảm giác kì lạ. Để biết rõ ý nghĩa của tác phẩm thì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu rõ “bài ca” có nghĩa là gì nhé? Nó chính là thơ được viết theo thể loại hát nói, đó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa ca nhạc và thơ, sự kết hợp này có chút gì đó tự do và hào phóng điều đó giúp con người tự do thể hiện bản thân. “Ngất ngưỡng” chính cái sự khác thường, dám coi nhẹ công danh phú quý, là trạng thái của một tư thế chênh vênh, ngông nghênh, không quan tâm tới miệng lưỡi người đời, luôn làm những thứ mình thích, thể hiện cái phong thái ngạo nghễ khi làm quan và ngang tàng khi làm dân thường của tác giả. Tóm lại, đây chính là một bài ca thể hiện dáng vẻ của một tinh thần ngạo nghễ, tự coi mình hơn người, trên thiên hạ. Ngoài ra, nó còn thể hiện phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân.
Từ ngay câu đầu tiên của bài thơ tác giả đã thốt lên một câu:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Khẳng định trong trời đất chuyện gì cũng đều cần tới ông, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ chuyện trên trời dưới đất chuyện gì cũng phải cần đến bàn tay của ông. Đây không phải là câu nói tự đề cao bản thân mà chính là đang thể hiện cái phong thái đầy tự tin đầy ngất ngưởng của bật cao nhân, cũng là lời tuyên ngôn về chí làm trai của tác giả, sinh ra trong trời đất thì phải có trách nhiệm với đất nước. Chính những điều đó khiến cho ông ông luôn mang trong mình một lý tưởng:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”
Cái tôi đầy ngất ngưỡng với câu từ đầy hài hước tự tin thể hiện tài năng của mình và đồng thời ông coi việc làm quan là bị trói buộc, được thể hiện qua câu thơ:
“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”
Vậy, tại sao ông lại coi việc làm quan là bị trói buộc? Vì là một người chính trực thích cuộc sống tự do, phóng khoáng nên ông cho rằng mình không thích hợp môi trường đấu đá chốn quan trường, chính vì vậy việc thi đỗ đạt làm quan ông xem nó như một cái lồng tự nhốt bản thân, với ông khi đã làm quan là phải làm tròn trách nhiệm. Nguyễn Công Trứ là một con người chính trực không màng tới danh lợi, và cũng là người có trách nhiệm. Trong cuộc đời làm quan của mình những việc ông làm đều có lợi ích thiết thực cho nhân dân, điển hình là việc ông tấu xin nhà nước cấp tiền gạo để chiêu tập dân nghèo, chưa dừng lại ở đó ông còn hướng dẫn nông dân khai phá một vùng đất đai rộng lớn ven biển thuộc các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình. Nguyễn Công Trứ còn góp công lớn trong việc giúp triều đình an dân.
Với giọng điệu đầy cá tính, tự tin bốn câu thơ tiếp đã lần lược nêu ra những thành tựu của tác giả:
“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”
Những thành tựu lần lượt đều được nêu ra góp phần tạo nên một con người tài năng trên mọi lĩnh vực. “Thủ khoa” tức nói đến việc ông đứng đầu Giải nguyên kì thi Hương năm 1819 sau ba lần đi thi, khi đã 42 tuổi Nguyễn Công Trứ đã đỗ thủ khoa trường Nghệ An và từ đó ông bắt đầu con đường công danh đầy sóng gió, với rất nhiều những thăng trầm trong sự nghiệp. “Tham tán” nói đến việc ông lên làm quan võ, giữ chức Tham tán quân vụ năm 1833 và được thăng chức làm Tham tán đại thần năm 1841. Năm 1835 ông làm quan văn t giữ chức Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên) là hai tỉnh phía đông Hà Nội, đây đều là những thành tựu mà ông tác giả cố gắng đạt được, thật không sai khi nói ông có địa vị hơn người, nhưng cũng có vô số lần ông bị giáng phạt, thậm chí kết án trảm giam hay bị giáng xuống làm lính thú,… Điều khiến cho câu thơ trở nên đặc biệt chính là với ba lần nhắc lại từ “khi” như muốn nhấn mạnh sự ngất ngưởng của tác giả, không những tài giỏi ông còn mang trong mình cốt cách phi thường. Thật là một con người xuất chúng và tài năng, văn võ song toàn khiến cho người ta phải ngưỡng mộ.
Cách sống của tác giả luôn phóng khoán và làm những gì mà ông thích:
“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.”
Sau bao nhiêu năm làm quan với vô số những thăng trầm đến năm 71 tuổi ông đã quyết định “giải tổ” tức cởi dây đeo ấn để nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Vứt bỏ những hào quang, từng một thời uy nghiêm lẫm liệt nay ông lại được về với cái cuộc sống tự do của mình, tự do làm điều mình thích. Với những hành động ngược đời chính là cưỡi bò, điều ngất ngưỡng ở đây đó là ông đeo đạc ngựa cho những con bò vàng, những điều ngất ngưỡng và có phần ngang ngược đó chính là để che miệng thế gian, chế giễu sự đời.
“Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”
Trở về với nơi núi non bình yên, “Tay kiếm cung” đôi tay từng cầm kiếm và cung nay cũng đã nghĩ ngơi với cuộc sống bình dị chốn rừng núi, không còn những lần sông pha chém giết. Ngay cả việc đi thăm thú cảnh vật thiên nhiên “kìa núi nọ phau phau mây trắng” ông cũng không quên mang theo bên mình những cô hầu gái “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”, khiến cho ông bụt cũng phải bật cười với những hành động khác thường, ngang ngược và đối nghịch dám gỡ bỏ cái quan điểm của các nhà nho phong kiến, đó chính là cái phong thái cá tính của Nguyễn Công Trứ luôn mang trong mình mong muốn sống theo cách riêng.
Với những quan niệm sống của riêng mình và không muốn bị gò bó:
“Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắt, khi tùng,
Không phật, không tiên, không vướng tục.”
Giờ đây, ông không còn quan tâm tới những được mất hay công còn những lần so đo tính toán thiệt hơn, những lời khen chê giờ với ông đều như gió thổi qua tai, cho dù cuộc sống có như thế nào thì ông vẫn luôn giữ cho mình cái quan điểm yêu đời và vô lo vô nghĩ như những ngọn gió mùa xuân. Một lần nữa từ “khi…không” được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo cho người đọc cảm giác ung dung và yêu đời. Cuộc đời của ông khi về hưu thật là phong phú, nhàn nhã thoải mái. Tuy không phải là phật, cũng chẳng phải là tiên, nhưng với cuộc sống tự do thanh cao ông cũng chẳng vướng tới bụi trần.
“Chẳng trái, Nhạc nào cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Tự so sánh mình với những bậc thánh nhân, khẳng định tài năng và công danh của ông với đất nước có kém gì với Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật những bậc anh tài đời hán. Cho dù trước hay sau ông đều một lòng trung thành với đất nước với nhân dân, lòng trung thành của ông đều trước sau như một, ông không còn gì phải hối tiếc và không còn vướng bận điều gì, cả cuộc đời làm quan của mình luôn phấn đấu làm tròn trách nhiệm của bật chính nhân quân tử. “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” câu thơ được sử dụng như khẳng định bản lĩnh lối sống cá tính dám vượt ra khỏi cái quan điểm đạo đức nho giáo vừa là để hỏi để khẳng định sự đặc biệt của bản thân.
“Bài ca ngất ngưởng” đã để lại cho người đọc những cung bậc cảm xúc và những cảm nhận vô cùng chân thực về tính cách của Nguyễn Công Trứ. Bài thơ cũng là lời nhắn nhủ đến chúng ta hãy luôn biết cố gắng phấn đấu làm những điều mà bản thân cho là đúng đắn, con người ta vốn chỉ sống một lần mà thôi đừng quá để ý tới miệng lưỡi thế gian. Chỉ cần những thứ chúng ta làm không phải là phạm pháp thì hãy tứ tự tin và đi trên con đường mình đã chọn. Ông dám đứng lên vượt ra khỏi những quan điểm đạo đức nho giáo thông thường, bài học dành cho chúng ta đó là hãy cố gắng bước ra khỏi vòng an toàn và làm những thứ to lớn.
Tóm lại, bài thơ đã vận dụng thành công thể hát nói với giọng điệu thơ hóm hỉnh, chất thơ chất nhạc phối hợp hài hoà lôi cuốn hấp dẫn đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tuy làm quan nhưng ông vẫn giữ trong mình một tư cách thanh liêm chính trực. Thuở bé nghèo xác, lớn lên thi đỗ, làm quan, về già Nguyễn Công Trứ vẫn sống đạm bạc. Cả cuộc đời ông, những việc ông làm tất cả đều vì dân vì nước. Ông cũng đã dùng giọng điệu hào hùng khí thế để thể hiện cái phong cách ngất ngưởng của một bậc quân tử trong thời kì phong kiến.