Hòa bình trên thế giới là trạng thái lý tưởng của hạnh phúc và tự do trong và giữa các quốc gia trên trái đất. Bài viết sau đây, VerbaLearn sẽ giúp độc giả làm tốt đề bài nghị luận về hòa bình thông qua dàn bài và một số bài văn mẫu chi tiết thuộc chương trình ngữ văn 9.
Dàn ý nghị luận về hòa bình
Mở bài
– Dẫn vấn đề cần nghị luận: Hòa bình là sợi dây gắn kết giữa mọi người và giữa các nước.
– Hòa bình là sự mong mỏi của tất cả mọi người trong xã hội, có hòa bình thì đất nước mới tập trung phát triển kinh tế, gia đình không phải gánh chịu những hậu quả không đáng có của chiến tranh.
– Khái niệm hòa bình là gì? Biểu hiện của hòa bình như thế nào?
Thân bài
– Giải thích vì sao hòa bình là niềm mong mỏi của mọi người. Dân tộc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, trải qua biết bao cuộc chiến tranh đẫm máu con người trong thời kì ấy thèm khát sự hòa bình biết bao nhiêu, không có sự tàn phá, không có tiếng đạn bom, không có cảnh nhà tan của nát gia đình li tán do chiến tranh gây ra.
– Hòa bình bắt đầu nơi mỗi người chúng ta. Khi biết trân trọng hòa bình, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.
– Sống trong hòa bình,con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn…
– Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
– Cần bảo vệ hòa bình như thế nào và lên án những trường hợp đối nghịch với hòa bình ra sao.
+ Đưa ra tầm quan trọng của hòa bình.
+ Đưa ra một vài hậu quả của chiến tranh để mọi người biết hòa bình có tầm ảnh hưởng và quan trọng như thế nào đối với thế giới và cá nhân mỗi người để từ đó mọi người ý thức hơn về việc trân trọng cuộc sống hiện tại, trân trọng và phát triển như thế nào.
– Cách để duy trì hòa bình ở cấp độ cá nhân:
+ Giữ gìn cuộc sống bình yên
+ Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia
+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
Kết bài
– Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, chúng ta cần làm gì để giữ gìn hòa bình và góp phần vào bảo vệ đất nước khỏi những thế lực gây chiến tranh.
– Đưa ra nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của hòa bình và nhấn mạnh việc bảo vệ hòa bình là việc cực kì quan trọng.
Nghị luận về hòa bình – Mẫu 1
Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc… Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.
Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, hạnh phúc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi hòa bình là gì? Vì sao cần phải trân trọng hòa bình chưa? Hòa bình và chiến tranh là hai khái niệm luôn song hành. Phải trải qua những mất mát, đau thương của chiến tranh mới thấu hiểu được hết ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Hòa bình là đặc trưng nổi bật của “xã hội văn minh”, là mơ ước của biết bao thế hệ người về một trạng thái tinh thần bình an, một cuộc sống hạnh phúc, hòa bình là một khái niệm về tình bạn và sự hòa hợp xã hội mô tả tình trạng không có sự thù địch và bạo lực. Trong xã hội, hòa bình thường được sử dụng với nghĩa là không có xung đột (như chiến tranh) và không có sự sợ hãi bạo lực giữa các cá nhân hoặc nhóm người.
Hòa bình, tự do và thịnh vượng luôn là mong mỏi, khát vọng của mọi dân tộc. Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến bộ của nhân loại không chỉ được đo bằng những thành tựu của công nghệ mà trước hết phải là hòa bình và thịnh vượng và phải biết chắt chiu, nắm lấy từng cơ hội dù nhỏ nhoi cho hòa bình. Hơn ai hết, dân tộc Việt Nam trải qua bao đau thương do chiến tranh mang lại họ thèm khát và biết trân trọng từng giây phút hiện tại như thế nào. Từ quá khứ đấu tranh gian khổ, lâu dài giành độc lập, tự do, Việt Nam thấu hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, quyền bình đẳng, “quyền dân tộc tự quyết”, “quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Không những Việt Nam chúng ta mà toàn thể nhân dân trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương.
Bởi hòa bình con người sẽ được sống trong niềm hạnh phúc, thấy được những nụ cười nở trên môi, trẻ em được trau dồi kiến thức ngày ngày đến trường tiếp thu và học hỏi. Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
Khi đất nước hòa bình, các nước sẻ liên kết với nhau đưa nền kinh tế đi lên, là sợi xích quan trọng trong việc gắn kết giữa các nước. Khi mà mỗi đất nước đều yên ổn để có thể phát triển mọi mặt thì đất nước ấy sẽ không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác, từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới, các quốc gia đều hợp tác với nhau.
Đau thương từ chiến tranh đã và đang lùi dần vào quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc bình yên mình đang sống, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.
Với sự phát triển vượt bậc về nền kinh tế hiện nay, cũng không ít những thành phần lôi kéo thế hệ trẻ đi theo con đường lạc lối phản lại đắt nước rêu rao và tung những tin không đúng sự thật nhằm kích động lòng dân, làm hoang mang cộng đồng và mục đích là gây chiến tranh để đưa đất nước vào cảnh lầm than lần nữa chăng? Cần tuyên truyền và rèn luyện ngay tinh thần yêu nước của mọi người từ khi còn nhỏ, để họ nhận thức được chiến tranh nó đau thương như thế nào, mất mát như thế nào, và hậu quả để lại kinh khủng ra làm sao.
Thật may thay, con người Việt Nam luôn có tinh thần yêu nước nồng nàn từ thuở xa xưa và duy trì cho đến tận hôm nay và tân mai sau, một ngày nào đó đất nước sẽ không phải lo về những cuộc chiến tranh xảy ra không đáng có vậy nên duy trì hòa bình như thế nào?
Ở cấp độ cá nhân, khi có một tranh cãi nào đó hay mâu thuẫn nào đó chúng ta nên chọn cách thương lượng hòa giải, bạo lực không bao giờ là cách giải quyết vấn đề hay nhất và duy nhất, hãy chọn phương án ít để lại tổn hại nhất bạn nhé.
Nên có cuộc sống lạc quan thoải mái. Bởi khi bạn thoải mái về tinh thần thì bạn sẽ xây dựng nên những mối quan hệ xung quanh tốt hơn và dĩ nhiên khi những mối quan hệ của bạn được duy trì thì xung đột và mâu thuẫn sẽ không bao giờ xảy ra.
Nâng cao tầm hiểu biết của bản thân về lịch sự, về những cuộc chiến tranh, về những gì cha ông ta đã trải qua để cảnh giác và dáy lên tinh thần yêu nước để thế lực xấu không có cơ hội làm lung lay tinh thần yêu nước và duy trì hòa bình của bạn.
Thế giới cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới, rất to lớn. Hòa bình thế giới vẫn chưa được bảo đảm. Tình hình bán đảo Triều Tiên đã có tiến triển. Ở Trung Đông, châu Phi và nhiều “điểm nóng” khác trên thế giới, xung đột và nguy cơ xung đột vẫn hiện hữu, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề di cư vẫn đang là sự nhức nhối của nhiều quốc gia…
Tư duy cường quyền đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định quốc tế. Tình trạng bất công và bất bình đẳng còn tồn tại nhiều nơi trên thế giới, sự phát triển của toàn cầu vẫn có nhiều rủi ro, thiếu ổn định, tác động lan rộng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đói nghèo vẫn là một thách thức to lớn, với thực tế còn gần 750 triệu người nghèo đói cùng cực trên thế giới, trong đó có rất nhiều trẻ em, đói không đủ ăn, lạnh thiếu áo ấm, ốm đau không có thuốc uống, nghèo không được đi học…
Để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẳng giữa con người với con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới.
Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, để duy trì được hòa bình hay không lại phụ thuộc vào mỗi con người trong một đất nước và mỗi dân tộc trên thế giới. Con người đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển đẩy lùi những xung đột những mâu thuẫn để gây ra chiến tranh và bao đau thương.
Ai cũng khao khát được sống trong trong thế giới hòa bình, trong thế giới ấy mỗi ngày được sống trong niềm hạnh phúc hân hoan, tuổi trẻ được đến trường, người lớn được tập trung vào công cuộc xây dựng gia đình phát triển đất nước và xã hội. Riêng cá nhân tôi, tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, có những bữa cơm gia đình ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Ở đó, có những hoài bão ước mơ về tương lai và có thời gian để thực hiện nó.
Hãy thấm nhuần tư tưởng và học tập theo những gì Bác dạy bạn tôi nhé, để tuổi trẻ chúng ta được thực hiện những ước mơ và hoài bão của mình trong tiếng cười chứ không phải tiếng đạn bom.