Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài nghị luận học đi đôi với hành, giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo.
Dàn bài nghị luận học đi đôi với hành
Mở bài
+) Giới thiệu câu nói: Học đi đôi với hành.
Thân bài
1. Giải thích
+) Học là quá trình tiếp thu những tri thức, lĩnh hội lý thuyết, tinh hoa, văn học, nhầm nâng cao tầm hiểu biết, năng lực và trình độ, khẳng định bản thân, thực hiện những ước mơ, trở thành người có ích.
+) Hành là quá trình ứng dụng tri thức đã được tiếp nhận vào thực tế cuộc sống dựa trên những nền tảng kiến thức đã học.
+) Học đi cùng với hành là sự kết hợp thống nhất, nối tiếp, giúp cho việc ghi nhớ lưu trữ kiến thức, tiến bộ nhanh hơn.
+) Tại sao học lại phải đi đôi với hành:
– Học nhiều mà không thực hành thì hiểu được tạm thời trước mắt nhưng không nắm được cốt lõi cách thực hiện, gây ra hậu quả mất thời gian, công sức, tiền bạc mà không đem lại nhiều lợi ích.
– Nếu quá chạy theo những lý thuyết trên sách vở, không dành thời gian cho việc kiểm nghiệm thực tế sẽ làm mình không phát triển và lạc hậu.
– Thực hành mà không học thì không trôi chảy, thuận lợi, không có lý thuyết thì năng suất, chất lượng làm ra sẽ thấp, dễ thất bại.
+) Lợi ích kết hợp giữa học với hành:
– Là một phương pháp học tốt, giúp học sinh không bị nhàm chán, gây sự mới mẻ hấp dẫn và hứng thú.
– Là kim chỉ nam giúp con người vừa nắm vững kiến thức lý thuyết, vừa giỏi thực hành, vừa học tốt làm tốt.
– Giúp ngày càng hoàn thiện giá trị bản thân, phát triển toàn diện về mọi mặt.
– Xây dựng được tương lai vững chắc, tươi sáng có nền tảng tri thức tốt và kỹ năng thực hành đảm bảo, tự tin bước vào đời, thực hiện công việc theo đuổi ước mơ.
– Giúp rèn luyện đức tính hiếu học, khiêm tốn, cần cù, chu toàn về mọi mặt, tránh kiêu ngạo tự mãn, luôn trau dồi thêm.
+) Dẫn chứng:
– Nhà khoa học Benjamin Franklin.
– Bác Hồ, tổng thống Lincoln
– Phương pháp dạy và học kết hợp làm thí nghiệm, thực hành xen kẽ giữa các môn học, tiết học cho học sinh.
2. Bình luận
+) Phê phán những người không biết học đúng cách, không dung hòa được giữa học và hành làm cho kết quả không được như mong muốn.
+) Thiếu sự sáng tạo, thiếu một trong hai kỹ năng, không đáp ứng được sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội hiện đại tri thức mới.
+) Có những lỗ hổng về kiến thức cơ bản vì chỉ biết học lý thuyết suông, lối học vẹt, học tủ, học vì thành tích, không hiểu được bản chất, không áp dụng vào thực tế.
3. Bài học cá nhân về học đi đôi với hành
Kết bài
+) Khẳng định lại tầm quan trọng ý nghĩa của việc học đi đôi với hành.
+) Chúng ta nên biết kết hợp đúng đắn và linh hoạt cả hai yếu tố này, không xem nhẹ bất cứ cái nào cả để phát huy được hết năng lực và dễ thành công hơn
Văn mẫu nghị luận về học đi đôi với hành – Mẫu 1
Trong cuộc sống ai cũng có những ước mơ của mình, chính vì vậy con người thường cố gắng tích lũy những kiến thức từ sách vở, thầy cô, mọi người xung quanh để có những bài học, kinh nghiệm quý báu để thực hiện những ước mơ, hoài bão lý tưởng của mình. Nhưng muốn đạt được thành quả rực rỡ thì còn cần phải tiến hành bắt tay vào thực hiện, trải nghiệm, nghĩa là “Học đi đôi với hành”.
Từ xưa đến nay học tập luôn là một công việc đòi hỏi sự cần cù, siêng năng, chịu khó, là một quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy ghi chép đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử, lĩnh hội những lý thuyết, tinh hoa văn hóa của nhân loại, những giá trị của việc học nhằm mục đích mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết, năng lực về nhiều lĩnh vực, góp phần phát triển bản thân và giúp ích cho gia đình và xã hội. Việc học sẽ giúp ta khám phá được những chân trời mới, chinh phục được những kiến thức lí thú. Đi theo dấu chân của những thế hệ đi trước, trèo đèo lội suối, băng rừng vượt sông để thấy được vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của quê hương ta, yêu thêm biết bao con người của tổ quốc. hiểu được chuyện người, chuyện đời, cảm nhận và chiêm nghiệm, những triết lý đúng đắn ý nghĩa. Bản thân còn như được chắp thêm đôi cánh bay lượn tự do giữa bầu trời tri thức, vượt qua mọi giới hạn, tự tin khẳng định bản thân mình. Học là một công việc làm cho bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn, bổ sung được những lỗ hổng còn thiếu sót chưa được hoàn thiện. Đây không phải là ngày một hay ngày hai là ta có thể giỏi và thành công mà học là cả một quá trình lâu dài không ngừng trau dồi và tu luyện. Có rất nhiều cách học, học từ sách vở, thầy cô, bạn bè cùng trang lứa, mọi người xung quanh trong cuộc sống chúng ta cũng có thể cung cấp cho bạn những kiến thức mới, những điều hay lẽ phải. Một cách quan trọng để chúng ta có thể ghi nhớ, lưu trữ những kiến thức quý báu đó chính là việc thực hành thực tế, học lý thuyên thôi không vẫn chưa đủ đâu chúng ta còn phải tìm cách áp dụng vào bài tập, thực tiễn của cuộc sống, có như vậy thì những gì đã họ mới được lưu trữ lại trong bộ não thật lâu và phát huy được hiệu quả tối đa của nó. Lúc đầu, học để lấy gốc rễ, lấy nền tảng, những thứ cơ bản nhưng suy cho cùng mục đích thực chất của nó là học để hành, để phục vụ cho tương lai, sự nghiệp của bản thân, trở thành những nhân tài hữu ích cho đất nước. Vậy “Hành” là quá trình ứng dụng tri thức đã tiếp nhận được vào thực tế, dựa trên nền tảng lý thuyết đã được học bằng cách thực hành này, bạn sẽ dễ dàng tiến bộ nhanh hơn rất nhiều đấy. Học đi cùng với hành là sự kết hợp thống nhất, song hành hỗ trợ nối tiếp cho nhau, giúp cho những điều ta tiếp thu được từ việc học trở nên sâu sắc, logic phù hợp với cơ sở khoa học và đạt được kết quả thống nhất. Học nhiều đến mấy nhưng lại không nắm bắt được cốt lõi, trọng điểm làm mất thời gian, công sức tiền của mà chẳng được gì từ việc học sai cách. Cung Dục một nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã từng nói: “Học mà không hành, việc học trở nên vô ích”. Tất cả những gì bạn đạt được chỉ là mớ lý thuyết suông trên một đống giấy lộn chẳng có giá trị gì cả. Ra sức học tập, dùi mài kinh sử, chăm chỉ tiếp nhận kiến thức không có gì là sai nhưng chúng ta cần phải dành thời gian để thực hành vào các hoạt động công việc cụ thể, xác nhận tính đúng sai của lý thuyết, để suy nghĩ chiêm nghiệm tính khả thi của vấn đề, từ đó rút ra những kết luận, bài học quý báu cho sự nghiệp học vấn của mình.
Khi vội vàng chạy theo những chữ nghĩa trên sách vở với tâm lý muốn nhanh đạt được những mục tiêu đã đề ra, con người ta thường dễ quên đi việc phải chăm chút cho quá trình thực hành, cho cỗ máy giúp ta bước đến thành công nhanh hơn. Tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln đã từng chia sẻ về câu chuyện một người tiều phu: “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”, câu nói này muốn nhấn mạnh đến thời gian chuẩn bị công cụ cho việc thực hành. Xã hội ngày càng phát triển, nếu chúng ta không chú ý đến việc mài bén lưỡi cưa thực hành của mình mà chỉ chăm học trên sách vở thì ta sẽ bị cùn dần đi mà đánh mất tính hiệu quả của công việc. Bác Hồ kính yêu cũng đã khẳng định: “Lý luận phải đi đôi với thực tiễn, lý luận mà không có thực tiễn chỉ là lý thuyết suông”. Còn ngược lại hành mà không có học thì hành không được trôi chảy, không trơn chu thuận lợi, nếu chỉ làm việc và học tập theo thói quen cảm tính và kinh nghiệm của bản thân mà không có lý thuyết dẫn đường soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đặc biệt là với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết như khoa học, kỹ thuật thì trau dồi sự hiểu biết năng lực thì lại phải học và học không ngừng. Nếu chỉ biết làm rồi mà không tiếp tục trau dồi cho việc học, thờ ơ, chủ quan thì bạn sẽ trở thành người lạc hậu, kém cỏi không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Thực hành mà không học thì chỉ biết tiến hành bắt tay thực hiện nhưng lại không hiểu sâu rộng được vấn đề vì ít học đến những kiến thức chuẩn bị, cần thiết cũng như nội dung về chuyên môn. Cuối cùng “Học không hành” hoặc “Hành không học” thì thường rất dễ thất bại và kết quả không được như mong muốn. Vì vậy “Học phải đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục muôn đời, vừa là phương pháp học tập hiệu quả, việc kết hợp đúng đắn giữa học và hành sẽ giúp bạn không bị nhàm chán, không bị bó buộc theo khuôn khổ máy móc. Con người ta trở nên sôi nổi hứng thú với việc học tập hơn. Như ông cha ta vẫn thường hay nói: “Trăm hay không bằng quen tay”, có tài giỏi hiểu biết đến đâu mà không có cơ hội để tận dụng những kiến thức đã học thì vô ích. Học với hành cũng giống như hai đường thẳng song song luôn đi kề cạnh bồi đắp cho nhau giúp cho cần học để làm tốt, cần làm tốt để thành công, hiệu quả. Đó như một kim chỉ nam soi sáng dẫn đường cho ta, giúp ta nắm chắc được lý thuyết, vừa giỏi làm, ngày càng hoàn thiện, phát triển bản thân hoàn thiện về mọi mặt. Tạo ra những viên gạch vững chắc cho tương lai, là phương châm soi đường dẫn lối cho chúng ta vững vàng tự tin tiếp bước trên đường đời. Rèn luyện tinh thần khiêm tốn, không ngừng học hỏi, cầu tiến, tránh kiêu ngạo tự phụ. Chắc hẳn là bạn đã nghe nhiều đến câu chuyện thành công nhờ kết hợp đúng đắn lý thuyết và thực hành, nhà khoa học Mỹ tên Benjamin Franklin là cha đẻ của thuyết cảm ứng điện tĩnh, phát minh ra một thu lôi, thành quả này có được là nhờ ông đã nỗ lực ông đã cố gắng chứng minh lý luận của mình là có điện sinh ra khi có sét đánh và ông cũng đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm nguy hiểm thì mới thành công. Bác Hồ ta quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, tin tưởng vào những tư tưởng lý luận của Cách mạng xã hội chủ nghĩa của Mác Lê nin và người đã dành cả đời để kiểm nghiệm lý luận gắn liền với thực tế, cuối cùng cũng giúp cho dân tộc ta được độc lập – tự do – hạnh phúc như ngày hôm nay. Hiện nay ở các trường học cũng đều chú trọng trong việc “Học đi đôi với hành”, ngoài những giờ dạy lý thuyết trên lớp những bạn học sinh còn được tiến hành thử nghiệm, trải nghiệm thực tế như môn hóa học, vật lý, đo khoảng cách quãng đường, chiều cao ngay trong khuôn viên của trường, ngoài ra được đi tham quan các viện bảo tàng, di tích lịch sử. Quả thật, có trải nghiệm, áp dụng vào thực tế mới giúp cho ta nhớ lâu, hiểu được kĩ và có được nhiều kinh nghiệm hơn. Về việc này chúng ta nên biết chi phối sao cho cả hai đều cân bằng không cái nào hơn thua cái nào để tránh được những lỗ hổng về kiến thức, chỉ học suông, kỹ năng thực hành sáng tạo thì bị hạn chế do lối học vẹt, học cho có, học tủ ảnh hưởng nặng nề trong quá trình phát triển và tiếp thu của con người. Không nhanh chóng lấp đi những lỗ hổng này thì thật khó mà phát huy trí thông minh, tài năng vốn có của mỗi người và không thể thích ứng kịp thời với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức lạ lẫm và đòi hỏi nhiều kỹ năng quan trọng. Chúng ta cần phê phán những kiểu người học chỉ lấy hình thức mà không hiểu rõ nội dung, học để chạy theo điểm số theo đuổi thành tích ảo cầu danh lợi nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lại không biết làm, vì kỹ năng thực hành không được trang bị, không được quan tâm chú trọng tới. Để việc học không trở nên sáo rỗng, uổng phí chúng ta nên nghiêm túc chăm chỉ bổ sung kiến thức và còn phải biết vận dụng thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
Quả thật “Học phải đi đôi với hành”, giữa học và hành luôn có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Nếu như học đóng vai trò làm chủ đạo, soi sáng cho hành thì thực hành giúp con người cũng cố, áp dụng, bổ sung và hoàn chỉnh lý thuyết được học vào thực tế. Người muốn thành công thì nên biết kết hợp đồng thời cả hai yếu tố quan trọng này, không nên coi nhẹ bất cứ mặt nào cả để đạt được những điều tốt đẹp và thành công trong cuộc sống.