Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát của Cao Bá Quát như một lời tâm sự của một nhà tri thức có hoài bão lớn, không chịu những sự gò bó của chế độ phong kiến cũng như đánh dấu sự thức tỉnh của một thế hệ. Bài viết dưới đây, VerbaLearn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về dàn ý và một số bài văn mẫu chọn lọc phân tích tác phẩm này.
Dàn ý phân tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát
Mở bài
+) Sơ lược về tác giả
+) Sơ lược về tác phẩm
Thân bài
1. Hình ảnh con người trên bãi cát (bốn câu đầu)
+) “Bãi cát dài” được nhắc đến hai lần như là nhấn mạnh không gian rộng lớn, kèm theo đó là từ “lại” chính là để nhấn mạnh sự bao la đó
+) “Đi một bước như lùi một bước”: con đường lún trượt của bãi cát giống như con đường theo đuổi công danh của đây khó khăn của ông.
+) “Mặt trời đã lặn, chưa dừng được”: màn đêm đến nhưng vẫn bước đi để tìm lối thoát cho bản thân, khiến cho nước mắt không ngừng rơi “lã chã”.
+) Cảnh tượng con người vật vã, khổ cực giữa bãi cát rộng lớn đầy những chông gai, mờ mịt.
2. Tâm trạng của người đi đường và những cám dỗ (sáu câu tiếp)
+) Tác giả giận chính bản thân vì không có khả năng nhắm mắt mà vẫn trèo đèo lội suối được như Hạ Hầu Ấn, vừa là trách bản thân, vừa trách con đường toàn “suối” và “non” gập ghềnh
+) Chính vì hào quang của “danh lợi” mà có vô số người “tất tả” bon chen chạy theo cho dù có khó khăn.
+) “Hơi men thơm” sự cám dỗ của việc mưu cầu danh lợi cũng giống như hơi men. “Tỉnh bao người” đó chính là sức mạnh của cám dỗ
+) Khiến cho ông vô cùng chán nản khinh bỉ danh lợi và ông không muốn sa vào nó.
3. Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng (còn lại)
+) “Bãi cát dài ơi!” lại một lần nữa bãi cát được tác giả gọi tên. “Tính sao đây” tác giả đang tìm đường đi cho bản thân. Đường bằng thì “mờ mịt”, đường ghê sợ thì “còn nhiều, đâu ít”
+) Phía Bắc thì “núi muôn trùng”, núi nam thì “sóng dào dạt”. Khiến cho ông phải hát lên “khúc đường cùng” như biểu lộ sự bế tắc của bản thân.
+) Kết thúc bài thơ là câu “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” như là lời hối thúc hãy mau đi để thoát ra khỏi nơi khắc nghiệt ấy.
4. Bài học rút ra
+) Luôn giữ cho mình một ý chí vững vàng, không nên vì một chút tiền tài mà đánh mất bản thân mình.
Kết bài
+) Nét đặc sắc của tác phẩm
Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát – Mẫu 1
Trong văn học Việt Nam có vô số những tác phẩm bày tỏ bộc lộ thái độ phê phán sự ham mê danh lợi của con người, sẽ là một thiếu sót nếu ta không nhắc đến tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát. Cao Bá Quát (1908-1855) xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo và có truyền thống về thi phú và khoa bảng. Ngay từ nhỏ ông đã là một người thông minh và bản lĩnh. Là một nhà thơ có tài năng ông được người đời tôn là Thánh Quát, ông chính là một ngôi sao sáng của bầu trời văn học, tuy vậy nhưng con đường công danh sự nghiệp của ông gặp vô số những trắc trở. Những tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy nghĩ, giữa tình cảm và lý trí. Thơ của ông chủ yếu theo khuynh hướng phê phán hiện thực, cho người đọc thấy được bộ mặt thật của xã hội đương thời. Chưa dừng lại ở đó thơ của Cao Bá Quát còn chứa đựng tình yêu quê hương, đất nước, và các mối quan hệ gia đình, bạn bè với những tư tưởng tiến bộ.
“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội qua các tình miền Trung đầy cát trắng. Con đường đi ngang qua những bãi cát trắng khiến cho ông liên tưởng đến hình ảnh con người trên con đường công danh trắc trở gập ghềnh, có phần khốc liệt. Bài thơ chính là biểu thị của sự chán ghét của một con người tri thức đối trước những cám dỗ của con đường tiền tài danh vọng tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
Sự rộng lớn của bãi cát với bàn chân nhỏ bé của con người cũng là hình ảnh con người trước cuộc đời:
“Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.”
Câu thơ như muốn nói đến sự nhỏ bé của con người trước sự rộng lớn của thiên nhiên, “Bãi cát dài” đặc biệt được tác giả nhắc đến hai lần dường như để nhấn mạnh cho cái không gian rộng lớn, mờ mịt không thấy điểm đến. Tác giả đã sử dụng từ “lại” như để nhấn mạnh cái không gian to lớn mênh mông xung quanh chỉ toàn là cát, những bãi cát dài mênh mông vô tận cứ nối tiếp nhau, phải chăng tác giả muốn mượn hình ảnh bãi cát để nói đến sự rộng lớn của xã hội với những chông gai luôn chờ đợi con người ở phía trước. Có lẽ chính vì địa hình cấu tạo của cát hay bị lún và bị trượt cho nên Cao Bá Quát mới viết nên câu “đi một bước như lùi một bước” con đường lún trượt trên cát khiến ông liên tưởng đến con đường theo đuổi công danh của bản thân đầy đau buồn và bất lực. Không gian thì to lớn thế nhưng “mặt trời đã lặn, chưa dừng được” chính là lúc màn đêm buông xuống, những bàn chân vốn nhỏ bé ấy vẫn cứ vững chãi bước trên con đường mênh mông đầy cát và không thể dừng lại được, có lẽ những con người ấy muốn tìm lại cái chân lí giữa cuộc đời tăm tối và họ cũng đang trăn trở để tìm lối thoát cho cuộc đời của mình, vì khi màn đêm cũng là sự bắt đầu cho những mối nguy hiểm nơi cát trắng hoang vu, bởi người ta sẽ không biết được điều gì chờ đợi mình đằng sau cái màn đêm tối đen đó. Đau buồn trước sự rộng lớn của thiên nhiên khiến cho nước mắt của những lữ khách cũng phải rơi “lã chã” phải chăng những giọt nước mắt ấy chính là những giọt nước mắt của sự tuyệt vọng và đau khổ. Hình ảnh con người gồng mình chống chọi với những khó khăn trên bãi cát cũng giống như hình ảnh con người chống chọi với xã hội trên con đường công danh để tìm ra lối đi cho bản thân.
“Không học được ông tiên phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”
Tác giả đang tự giận chính bản thân mình vì không học được phép ngủ của Hạ Hầu Ấn, chỉ cần nhắm mắt mà vẫn trèo đèo lội suối an nhàn biết bao, tự tra hỏi bản thân mình vì không tài giỏi như người khác, chỉ tự biết trách mình bất tài vô dụng khiến cho con đường đi đến công danh càng nhọc nhằn hơn. Ông cũng đang trách con đường gập ghềnh toàn “suối” và “non” ấy tại sao lại khó đi đến thế? Khiến cho ông phải mệt mỏi, cũng chính là trách sự ai oán của xã hội, của con đường công danh mà ông đang theo đuổi tại doa lại bất công với ông như thế. Cao Bá Quát đang giận chính bản thân mình dẫu biết hành trình phía trước đầy rẫy chông gai nhưng vẫn cứ đâm đầu vào.
Cuộc sống là thế, cho dù biết con đường công danh là khó khăn, nhưng vẫn có vô số người điên cuồng chạy theo:
“Xưa nay phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.”
Cho dù là ngày xưa hay ngày nay thì con người vẫn chạy theo hào quang của “danh lợi” bởi họ khó có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của nó. Cho dù có “tất tả” bon chen, con người cũng vẫn đâm đầu chạy theo, đó chính là thực tế đầy khắc nghiệt của cuộc sống. Nhưng điều đó khiến cho tác giả chán ghét và khinh bỉ cái “danh lợi” ấy và muốn tìm một con đường khác cho bản thân.
Trong vô số những người lựa chọn con đường công danh thì được bao nhiêu người giữ cho mình cái đầu tỉnh táo như Cao Bá Quát :
“Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số tỉnh bao người?”
Phải chăng vì quá mệt mà tác giả xuất hiện ảo giác thành quán rượu ở nơi toàn là cát bao quanh ấy. Nhưng không, đó không phải là ảo giác mà ông đang phê phán, phản ánh danh lợi được tác tác giả ví như “hơi men thơm” những ai đã trót nghiện thì khó mà cưỡng lại được mùi hương lôi cuốn ấy. Hơi men như đang vẫy gọi lữ khách vào quán, chuyện mưu cầu danh lợi giống như việc thưởng thức rượu, rượu càng ngon thì người ta càng say khó mà dứt ra được, họ say đến quên luôn cái mục tiêu ban đầu của mình, say đến mức chếnh choáng không ý thức được việc mình đang làm, khiến cho họ có những hành hành không đúng đắn trái với đạo đức làm người. “Tỉnh bao người” cho ta thấy được sức mạnh của những cám dỗ có mấy ai tránh được. Tác giả đang mượn hình ảnh của những con người say rượu để nói đến những con người ham mê danh lợi, tiền tài vật chất mà đánh mất bản thân để cho phần “con” lấn át phần “người”.
Tác giả bày tỏ thái độ chán ghét, khi bỉ đối với danh lợi, ông không muốn mình sa vào con đường ấy và luôn tìm cho mình một lối đi cho bản thân.
“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít”
Trên bãi cát rộng lớn ấy là hình ảnh người lữ khách (tác giả) mang trong mình một hành trang to lớn đó chính là một tư tưởng hoài bảo thay đổi cuộc sống. Lại một lần nữa bãi cát được tác giả gọi tên “bãi cát dài ơi!”. “Tính sao đây?” phải chăng ông đang không biết phải đi hướng nào trên con đường đầy cát không có phương hướng, đó vừa là câu hỏi ông đặt ra cho bãi cát, cũng là câu hỏi ông tự đặt ra cho bản thân mình, có phải tác giả đang mong đợi một lời hồi đáp từ câu hỏi mà ông đặt ra. Giữa nơi bao la cát trắng đầy rẫy những nguy hiểm cám dỗ thì ông phải làm sao mới đi đúng đường, những con đường bằng thì “mờ mịt” đường ghê sợ thì “còn nhiều, đâu ít”.
Lữ khách dường như đang mất phương hướng và tuyệt vọng:
“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
“Khúc đường cùng” Cao Bá Quát muốn mượn sự khó khăn của và bế tắc của con đường để nói đến cuộc đời mình. Lữ khách đang nhìn xung quanh để tìm cho mình một lối đi, nhưng dường như chỉ thấy toàn là “núi muôn trùng”, “sóng dào dạt” và “bãi cát” rộng lớn. Kết thúc bài thơ là một lời kêu gọi được vang lên “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” như muốn thúc dục ông rằng hãy đi mau lên hãy thoát ra khỏi nơi này, đó cũng là tiếng gọi phẫn nộ.
Qua bài thơ bài học rút ra cho chúng ta ở đây đó chính là không nên quá mải mê chạy theo danh lợi mà đánh mất chính bản thân mình, phải luôn giữ cho mình một tinh thần minh mẫn, lựa chọn con đường đúng đắn tránh để mất phương hướng và bị cám dỗ bởi danh lợi và tiền bạc vì đó chỉ những thứ thoáng qua trong cuộc đời ta mà thôi. Chỉ có những đóng góp của con người với đất nước, với gia đình và xã hội là còn mãi với thời gian. Vì vậy, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải cố gắng học tập và đi lên trên chính đôi chân của mình, mang lại niềm hãnh diện cho quê hương, đất nước.
Với hình ảnh chân thực giàu ý nghĩa kết hợp với bút pháp nhuần nhuyễn, sáng tạo trong việc sử dụng điển tích điển số. Tác giả đã thành công trong việc cho người đọc cảm nhận được tinh túy của bài thơ thông qua việc vận dụng thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu và độ dai. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” đã cho ta thấy được sự chán ghét của ông đối với con đường danh lợi tầm thường của xã hội đương thời. Tác giả mang trong mình một khao khát mãnh liệt về việc thay đổi cuộc sống, phá tan những rào cản, lễ giáo phong kiến trong xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, qua đó ta cũng thấy được ý chí nghị lực của tác giả nó như ngọn lửa luôn cháy âm ỷ trong tâm hồn của Cao Bá Quát.