Câu Cá Mùa Thu nằm trong chùm 3 bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến nói về mùa thu. Bài viết dưới đây trình bày một vài thông tin về tác phẩm câu cá mùa thu cũng như cách phân tích Câu Cá Mùa Thu chi tiết nhất.
Dàn ý Câu Cá Mùa Thu
Mở bài
+) Sơ lược về tác giả
+) Sơ lược về tác phẩm
Thân bài
1. Ý nghĩa nhan đề
+) Nói về cảnh sắc không khí yên bình của làng quê vào mùa thu
2. Không khí và cảnh vật mùa thu (sáu câu thơ đầu)
+) Hình ảnh cái “Ao” vô cùng gần gũi kết hợp với tiết trời “se lạnh” của mùa thu, bên dưới là một làn nước “trong veo”,
+) Tô điểm cho bức tranh mùa thu sinh động hơn đó chính là chiếc thuyền “bé tẹo teo” nằm hững hờ trên dòng sông, chiếc thuyền bé nằm trong một cái ao nhỏ.
+) “Sóng biết” những con sóng màu biết, những chiếc “lá vàng” đã làm cho mặt hồ vốn yên tĩnh nay bị lay động, có thể nói lá vàng chính là biểu tượng của mùa thu, màu của con sóng và màu của chiếc lá vàng chính là một sự kết hợp hoàn hảo của tự nhiên
+) Vẻ đẹp của những chiếc lá vàng đã được đưa vào trong vô số bài thơ
+) Trời thu thì “Xanh ngắt” với những đám mây bồng bềnh, đó không chỉ là màu xanh của những đám mây mà nó còn là màu xanh của hy vọng, của bình yên.
+) “Ngõ trúc” thì “vắng teo” gợi tả một không gian vắng lặng, buồn bã, không một động tĩnh.
3. Tâm trạng của nhà thơ (hai câu cuối)
+) “Tựa gối buông cần” tư thế ung dung tự tại không giống của người đi câu cá với mục đích phải bắt được cá
+) “Cá đâu đớp động” tiếng đớp của cá như phá tan cái không gian yên tĩnh của cảnh vật mùa thu, với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, đây chính là tiếng động duy nhất trong bài thơ nó khiến cho ta càng cảm nhận được sự yên tĩnh của bức tranh mùa thu
4. Kết luận lại nét đặc sắc của bài thơ
+) Màu sắc của mùa thu
+) Những chuyển động
+) Kèm theo đó là cách gieo vần “eo” của tác giả làm cho người đọc càng cảm nhận rõ ràng hơn cái khí trời mùa thu của Hà Nội
Kết bài
- Khái quát lại bài thơ
Phân tích Tự Tình mẫu 1
Mùa thu là cái gì đó rất nhẹ nhàng, đằm thắm, không còn những cái nóng và cơn mưa sấm chớp của mùa hạ, không phải là những cái tiết trời lạnh cắt da thịt của mùa đông mà nó chính là không khí mát mẻ, dễ chịu có chút se lạnh và đôi khi có những cơn mưa nhẹ nhàng lướt qua. Đã có vô số những tác phẩm nói về vẻ đẹp của mùa thu, sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến tác phẩm “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến (1835-1909) quê ở tĩnh Nam Định ông là một người tài năng với cốt cách thanh cao và là một người có tấm lòng yêu nước. Ông chủ yếu viết thơ về tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè, ngoài ra thơ của ông còn phản ánh sự tàn độc của bọn thực dân pháp. “Thu Điếu” là một trong ba tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú và được sáng tác khi ông ở ẩn tại quê nhà. “Câu cá mùa thu” cho ta cảm nhận được vẻ đẹp của mùa thu, vẻ đẹp của làng quê Việt Nam và tình yêu thiên nhiên của tác giả, còn cho ta thấy được sự tài tình của tác giả qua nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng Tiếng Việt của tác giả.
Nhan đề “Câu cá mùa thu” của bài thơ không phải nói về hành trình đi câu cá của tác giả, mà nói về cái tiết trời mùa thu và những cảm xúc về thiên nhiên mùa thu của tác giả. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi bên cạnh bờ hồ tận hưởng những làn gió mát mẻ của mùa thu nơi làng quê yên bình.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo.”
Mở đầu bài thơ là tiết trời mùa thu xe lạnh như báo hiệu cho chúng ta biết rằng mùa hè đã qua đi nhường chỗ cho nàng thu nhẹ nhàng bước đến. Không tự nhiên mà mùa thu Hà Nội được nhắc đến nhiều trong thơ văn, đúng vậy phải có nguyên do thì nó mới được nhắc đến nhiều như vậy và bài thơ “Câu cá mùa thu” cũng không ngoại lệ, chính cái tiết trời giao nhau giữa mùa đông và mùa hạ đã tạo nên một kiệt tác của thiên nhiên, với hình ảnh cái “ao” quen thuộc, gẫn gũi với cuộc sống, kết hợp với tiết trời “se lạnh” và làn nước “trong veo” chính là nơi tác giả yêu thích và cũng là nơi lý tưởng để cảm nhận không khí mùa thu lý tưởng, một chiếc thuyền “bé tẹo teo” không biết từ bao giờ đã lặng lẽ ở đó làm cho bức tranh khung cảnh mùa thu càng trở nên hữu tình, thơ mộng, nó còn cho ta cảm nhận được sự nhỏ bé của con người giữa sự bao la của đất trời.
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.”
Có bao giờ bạn đã ngồi lại và cảm nhận màu sắc và chuyển động của từng con sóng chưa? Còn tác giả không những quan sát mà ông còn tỉ mỉ viết chúng thành những câu thơ nữa đấy! Những làn sóng màu biết nhỏ nhắn lăn tăn trên mặt ao mùa thu, sóng nhỏ bởi vì mặt hồ nhỏ, tác giả như muốn nói đến cái sự yên bình của làng quê. Những chiếc lá vàng đung đưa trong gió khiến cho mặt hồ vốn yên tĩnh nay bị lay động, khi nói đến mùa thu chúng ta không thể nào không nhắc đến những chiếc lá vàng bởi nó chính là biểu tượng của mùa thu, màu lá vàng kết hợp với màu biết của những con sóng nhỏ chính là một sự kết hợp hoàn hảo của mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Đã có vô số những bài thơ ngợi ca cái vẻ đẹp của những chiếc lá vàng:
“Mà lá vàng khẽ nghiên thật nhẹ
Mà gió mơn man vuốt ve thật khẽ”
(Đặng Xuân Xuyến)
Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả ông đã sử dụng hết các giác quan và cho ta cảm nhận khung cảnh mùa thu của miền Bắc một cách sâu sắc.
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”
Bầu trời mùa thu thì “xanh ngắt” với những đám mây trôi nhẹ nhàng, nếu trong Thu Điếu bầu trời có màu “xanh ngắt” thì bầu trời của Thu Vịnh và Thu Ẩm cũng vậy bầu trời thu khi nào cũng nhẹ nhàng và bình yên như vậy, nó không những là màu xanh của bầu trời đó còn chính là màu xanh của hy vọng, màu xanh của sự bình yên, khiến cho người ta cảm thấy bầu trời mùa thu thật rộng lớn. Nhưng khung cảnh vẫn có chút gì đó đượm buồn, một sự vắng lặng đến lạ thường được thể hiện qua “khách vắng teo” nơi con ngõ của làng quê, không một động tĩnh của con người, gợi tả cho ta một không gian man mác buồn.
Nếu như ở sáu câu thơ đầu là nói về vẻ đẹp màu sắc và những chuyển động của cảnh vật mùa thu thì ở hai câu kết là những tâm tư của tác giả:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Hình ảnh nhà thơ thản nhiên đắm mình dưới bầu trời mùa thu của làng quê miền Bắc. “Tựa gối buôn cần” thái độ ung dung tự tại tận hưởng cảnh vật với tư thế ngồi tựa gối, chứ không phải tư thế của một người đi câu với mục đích phải bắt được cá. “Cá đâu đớp động” tiếng đớp của cá như phá vỡ không gian yên tĩnh, không gian yên tĩnh tới mức tác giả có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ của những con cá đang nấp dưới chân bèo, đây cũng chính là tiếng động duy nhất được nhắc đến trong bài thơ và cũng là tiếng động duy nhất mà tác giả nghe được khi câu cá, có lẽ chính cái tiếng động nhỏ bé đã đánh thức Nguyễn Khuyến khi đang đắm mình vào cảnh vật mùa thu. Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh càng làm tăng sự yên ắng của bức tranh. Mục đích của tác giả không phải là câu được cá mà chính là đi tìm sự bình yên trong tâm hồn.
Bài thơ không bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhà thơ, nhưng tác giả đã mượn hình ảnh của thiên nhiên và cảnh vật để nói lên tình yêu thiên nhiên và quê hương đất nước của mình. Dưới ngòi bút tài tình của tác giả chúng ta đã thấy được vẻ đẹp của mùa thu miền Bắc, một vẻ đẹp hết sức thơ mộng và bình yên đến lạ. Bức tranh mùa thu với nhiều màu sắc, đó chính là sự trong veo của ao hồ mùa thu, màu biết của những con sóng, màu vàng của những chiếc lá, màu xanh của bầu trời bình yên. Kết hợp với nó là những chuyển động của cảnh vật xung quanh như là “gợn”, “khẽ đưa”, “lơ lửng”, “đớp động” những chuyển động của khung cảnh mùa thu đều được Nguyễn Khuyến chăm chú quan sát. Cách gieo vần “eo” của tác ông tạo nên một nét gì đó rất riêng và đặc sắc, cho ta một cảm giác yên bình đến lạ và cô đọng lại trong tâm trí của người đọc sự thơ mộng của mùa thu.
Thu Điếu đã cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của sắc thu đồng bằng Bắc Bộ và tình yêu quê hương của Nguyễn Khuyến qua ngòi bút đầy tinh tế của ông, những cảnh vật cứ như một bức tranh dần hiện ra trước mắt người đọc.