Bài viết trình bày phần dàn ý và hơn 20 bài văn mẫu chọn lọc phân tích tác phẩm vào Phủ Chúa Trịnh. Bài viết giúp độc giả hiểu hơn về tác phẩm cũng như cách phân tích một bài thơ.
Dàn bài phân tích vào phủ Chúa Trịnh
Mở bài
+) Sơ lược về tác giả
+) Sơ lược về tác phẩm
Thân bài
1. Quang cảnh phủ chúa trịnh
+) Ngoài phủ: Phải đi qua mấy lần cửa bên trái, rồi sau những cánh cửa là khung cảnh cây cối chim chóc, hoa đua thắm, hành lang thì nối tiếp, những cánh cửa đều có người giữ kiểm tra kỹ càng, người làm đi lại tấp nập.
+) Trong phủ: Đồ dùng trong phủ chúa hết sức xa hoa từ “Đồ nghi trượng” cho đến đồ dùng của khách đều là mâm vàng chén bạc, những thứ tác giả chưa bao giờ được thấy trên nhân gian cũng được nhìn thấy ở đây.
2. Cung cách sinh hoạt của phủ chúa
+) Muốn vào phủ chúa phải có thánh chỉ triệu, ai muốn ra vào đều phải có thẻ, cách nói về chúa Trịnh Sâm và con của trịnh Sâm đều hết sức cung kính, xung quanh ông thì có phi tần chầu trực. Cách sống của chúa Trịnh Sâm hết sức xa hoa và hoang phí.
+) Bữa cơm của tác giả tại phủ chúa là lần đầu của ông được chứng kiến nhiều của ngon vật lạ.
+) Nội cung thế tử: Thế tử chỉ mới sáu tuổi nhưng xung quanh là vô số người hầu kẻ hạ, sung sướng đến phát bệnh.
+) Tác giả là người đáng tuổi cha chú nhưng cũng phải khép nép lạy bốn lạy.
3. Tài năng, y đức của Lê Hữu Trác
+) Ông đã xem chính xác được bệnh của thế tử chính là do quá sung sướng
+) Vì sợ sẽ bị công danh tiền tài kìm hãm nên ông có ý định chữa bệnh cầm chừng, nhưng với lương tâm của một người thầy thuốc đã không cho phép ông làm điều đó.
4. Thái độ và tâm trạng của tác giả đối với sự xa hoa ở phủ chúa
+) Ông dửng dưng trước sự xa xỉ của phủ chúa
5. Nét đặc sắc của đoạn trích
+) Dưới ngòi bút tài ba của tác giả ông đã tái hiện lại cho người đọc một cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa
Kết bài
+) Tổng kết lại ý nghĩa của tác phẩm
Phân tích Vào Phủ Chúa Trịnh mẫu 1
Lê Hữu Trác sinh năm (1791-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Ông là một đại danh y, không những vậy ông còn là một nhà thơ với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” được trích trong cuốn “Thượng kinh kí sự” và đây là cuốn kí sự thành công nhất của Lê Hữu Trác. Với lời văn hết sức nhẹ nhàng, đầy chân thực tác phẩm ghi lại sự xa hoa trong phủ chúa và thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi khi ông được đưa vào phủ chúa để kê đơn bắt mạch cho Trịnh Cán.
Mở đầu bài thơ là “Mồng 1 tháng 2” có thể thấy được tác giả là người hết sức tỉ mỉ, những chi tiết nhỏ nhất đều được tái hiện qua ngòi bút đầy tinh tế. Ông xem lần vào phủ chúa này như một trải nghiệm đáng nhớ của mình, đây là trải nghiệm cho ông tận mắt chứng kiến được cuộc sống hưởng thụ xa hoa cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa
Lần đầu vào phủ chúa những chi tiết đều được ông quan sát hết sức kỹ lưỡng từ việc phải đi qua cửa mấy lần bên trái, sau khi bước qua những cánh cửa xuất hiện trước mắt là cảnh vật, cây cối chim chóc hót líu lo muôn hoa đua nở, cảnh vật khiến cho người ta cảm giác được sự nguy nga tráng lệ không phải ở đâu cũng có thể thấy được. Đi qua những hàng cây xanh mát là những hành lang nối tiếp nhau, mỗi cánh cửa đều có người canh gác nghiêm ngặt ai muốn ra vào đều phải có thẻ, người làm đi lại tấp nập. Khiến cho tác giả vốn là một người sinh ra ở chốn phồn hoa nhưng cũng phải ngơ ngác mà thốt lên rằng: “Bước đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa quả thực khác thường”, nếu ngày nay chúng ta lưu những kỷ niệm của mình bằng cách viết nhật ký thì tác giả đã lưu lại những trải nghiệm của ông bằng cách viết nên những dòng thơ. Tuy là đi khám bệnh nhưng ông vẫn không quên mang theo bên mình là tâm hồn của một nhà thơ.
Bên ngoài phủ chúa đã nguy nga như thế, nhưng điều bất ngờ còn đang chờ đợi ông ở phía trước, khi tiến vào trong phủ khung cảnh như đang lạc vào chốn thần tiên. “Những cái cây lạ lùng và những hòn đá kỳ lạ” đều là những thứ ông chưa được nhìn thấy bao giờ, nó nằm ngay bên cạnh bờ hồ và cũng là nơi cái điếm “Hậu mã quân tú trực” được làm ở đó. Đâu đâu cũng toàn là vàng từ đồ dùng của chúa cho đến những đồ dùng của khách đều được sơn son thiếp vàng, những đồ đạt chưa từng thấy trên nhân gian hôm nay ông mới được tận mắt chứng kiến khiến cho tác giả “chỉ biết dám ngước mắt nhìn rồi lại cuối đầu đi”. Quả là một khung cảnh xa hoa, phủ chúa như phản ánh cuộc sống truỵ lạc của bọn vua chúa, họ lợi dụng quyền hành để trục lợi cho bản thân không quan tâm đến đời sống khổ cực của người dân mà chỉ biết hưởng thụ. Một triều đại như vậy liệu có tồn tại lâu dài được hay không?
Từ những vật dụng, cách trang trí phủ chúa cho đến cách sinh hoạt đều mang lại cho người đọc vô số những cảm xúc khác nhau. Ở phủ chúa với những quy định vô cùng khắt khe và không thiếu phần khắc nghiệt dường như chỉ có những nơi như ở của vua chúa mới được chứng kiến những quy tắc như vậy. Muốn vào phủ phải có thánh chỉ triệu vào, để dẫn người vào phủ phải có tên đầy tớ chạy trước để hét đường, ngồi trên cán ngựa để tới phủ chúa tác giả bị xóc một mẻ khiến ông phải than lên một câu: “Khổ không chịu được”, những người làm việc trong phủ ai muốn ra vào đều phải có thẻ, ở mỗi cánh cửa đều có thị vệ, quân sĩ canh giữ nghiêm ngặt, khi thấy Lê Hữu Trác thì quân sĩ có ý muốn giữ lại nhưng khi quan truyền chỉ nói: “Có thánh chỉ triệu” thì ông mới được đi. Người làm ở phủ chúa thì rộn ràng tấp nập, nhưng nếu chúng ta quan sát kỹ thì có thể thấy một điểm chung của họ chính là ai làm việc nấy, họ như những cổ máy được lập trình sẵn. Cho tới cách nói chuyện xưng hô trong phủ chúa cũng phải kính cẩn, lễ phép điển hình là việc kiêng danh từ “thuốc” thay vì nói “phòng thuốc” họ sẽ nói “phòng trà”. “Thánh thượng đã cho phép cụ vào hầu mạch Đông cung thế tử” đây chính là một đoạn trong tác phẩm trong lúc quan truyền chỉ nói với Lê Hữu Trác, thánh thượng ở đây ý ông đang nói tới chúa Trịnh Sâm, Đông cung thế tử chính là con của chúa Trịnh Sâm, vậy còn lệnh của chúa thì người ta gọi là gì nhỉ? Lệnh của chú thì sẽ được gọi là “Thánh chỉ” và chúng ta có thể thấy khi quan truyền chỉ dùng một giọng điệu hết sức tôn kính, một điều nữa thể hiện sự sung sướng của chúa Trịnh Sâm là xung quanh ông có vô số phi tần chầu trực. Phủ chúa làm cho Lê Hữu Trác đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác, lần đầu được ăn cơm tại phủ chúa, toàn là những của ngon vật lạ, mâm vàng chén bạc khiến cho ông phải thốt lên rằng: “Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”, đúng vậy chỉ có đại gia mới sử dụng những thứ xa xỉ như vậy, nhưng những thứ đó có thực sự do họ làm ra hay là đều do nước mắt của người khác mà có. Một chi tiết không thể bỏ qua đó chính là những diễn biến xảy ra trong nội cung thế tử, nó cũng chính là điểm sáng của cả đoạn trích. Tuy thế tử chỉ là một đứa trẻ năm sáu tuổi nhưng ai cũng phải xưng hô một cách cung kính, tác giả là người đã lớn tuổi nhưng cũng phải lạy bốn lạy khi ô vào khám, đây là khung cảnh vừa nực cười vừa cho người đọc một cảm giác khó chịu, một người đáng tuổi cha chú nhưng lại đi quỳ lạy đứa trẻ chỉ năm sáu tuổi, đây là đạo lý gì vậy? Không chỉ có mỗi tác giả mà những ngự y khác cũng phải quỳ dưới chân của cái đứa trẻ mà họ gọi là “thế tử”. Nhưng cái điều gọi là vô lý đó lại khiến cho thế tử thích thú mà cất tiếng: “Ông này lạy khéo”. Xung quanh thế tử là vô số người hầu kẻ hạ, chăm sóc sung sướng đến phát bệnh. Khi xem mạch Lê Hữu Trác phải khúm núm, rồi xin phép mới được cho bắt, thật là một tình huống dở khóc dở cười, tuy là người đi khám bệnh nhưng ông vẫn phải co ro như vậy. Thế mới thấy được cuộc sống xa hoa hưởng lạc của vua chúa thời Lê -Trịnh và những quy tắc khiến người ta cảm thấy ngột ngạt.
Rõ ràng là Lê Hữu Trác biết nguyên nhân bệnh của thế tử chính là do sung sướng công thêm việc ít vận động mà ra, nhưng vì sợ sẽ bị công danh tiền tài giữ chân nên ông đã chọn cách chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng với lương tâm của một thầy thuốc và với mong muốn báo đáp công ơn đất nước đã không cho phép ông làm thế, nên ông quyết định chữa bệnh cho thế tử. Tuy những phương thuốc mà ông kê có chút khác thường nhưng ông vẫn giữ vững lập trường của mình. Thế mới thấy chính cái sự xa hoa lộng lẫy đó đã khiến cho người ta dần trở nên ngu muội, chữa bệnh bằng những thứ xa xỉ chỉ khiến cho bệnh ngày càng trở nặn, nguyên khí vì thế mà cũng dần hao mòn theo. Nhưng họ đã bị sự ngu muội che mắt mà không thể thấy được và cảm nhận được nguyên nhân của căn bệnh tưởng chừng như rất ghê gớm đó. Liệu cái sự nguy nga tráng lệ đó có che dấu được sự ngu dốt của con người.
Đối với nhiều người được hưởng bổng lộc, hay sống nơi vinh hoa phú quý là điều họ luôn ao ước, nhưng với Lê Hữu Trác ông lại dửng dưng trước cuộc sống xa hoa của phủ chúa, bởi ông biết được rằng đằng sau sự xoa hoa quyền quý đó chính là nước mắt và xương máu của vô số người dân vô tội, những người ngày đêm chịu khổ để phục vụ cho nhà chúa. Vì vậy ông không đồng tình với sự xa hoa quyền quý đó và được thể hiện qua câu thơ sau:
“Quê mùa cung cấm chưa quen”
Câu thơ như sự châm biếm của tác giả đối với sự sa hoa của phủ chúa, ông tự coi mình là kẻ quê mùa.
Với khả năng quan sát tài tình, tỉ mỉ và trung thực tác giả đã khắc hoạ lại được cuộc sống xa hoa của phủ chúa, và thân phận hèn mọn của con người, không những vậy đoạn trích còn nói lên nhân cách và sự tài hoa đức độ của tác giả.
Tóm lại, đoạn trích mang lại một giá trị hiện thực sâu sắc, cho chúng ta hiểu thêm về cách sống của của vua chúa trong quá khứ dân tộc. Không những coi thường lối sống xa hoa uy quyền ghê gớm, mà còn cho người đọc thấy được một tâm hồn cao thượng của tác giả.