Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài nghị luận về bạo hành gia đình. Giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo.
Dàn bài nghị luận về bạo hành gia đình
Dàn ý nghị luận về bạo hành gia đình – Mẫu 1
Tổng hợp các dàn ý chi tiết và tổng hợp cho đề bài nghị luận về bạo hành gia đình. Việc lập dàn ý sẽ giúp cho bài viết logic hơn, tránh được tình trạng thiếu ý, lặp ý hoặc sai đề. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình viết văn nghị luận xã hội nói riêng và các thể loại văn học khác nói chung.
Mở bài
+) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận bạo lực gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội và nơi sinh thành dưỡng dục chăm lo chúng ta về vật chất lẫn tinh thần, chan chứa tình yêu thương hạnh phúc đùm bọc chở che của gia đình. Nhưng cũng có những mặt trái tồn tại trong chính gia đình mình nhiều phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần họ. Đây là vấn đề nhức nhối và cần xã hội vào cuộc và quan tâm nhiều hơn.
Thân bài
#1. Giải thích
+) Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
+) Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, phòng, chống bạo lực gia đình và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+) Bạo hành gia đình là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác.
#2. Biểu hiện bạo hành gia đình
+) Bạo hành thể chất: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi ngược đãi, cố ý xâm hại gây tổn thương đến sức khoẻ và tính mạng của họ.
+) Bạo hành tinh thần: Những lời nói, thái độ hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tinh thần tâm lý của thành viên trong gia đình. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
+) Bạo hành kinh tế: là hành vi xâm hại tới các quyền lợi về kinh tế của các thành viên về quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, kế thừa, thừa hưởng di chúc sở hữu tài sản trong gia đình
+) Bạo hành về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
+) Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
+) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng
+) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng
+) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau
+) Cưỡng ép quan hệ tình dục mà không nhận sự đồng thuận của đối phương
+) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
+) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình
+) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
+) Dùng tài sản chung của gia đình tham gia các giao dịch dân sự vì lợi ích cá nhân mà không được sự đồng ý của các thành viên đã thành niên trong gia đình, ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống
+) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
#2. Nguyên nhân
+) Tư duy bất bình đẳng giới, thái độ gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ ở một số nam giới
+) Do sự thiếu hiểu biết thiếu kiến thức về luật pháp, luật hôn nhân gia đình, vợ chồng đánh nhau là việc cá nhân riêng gia đình và không có liên quan đến những người khác.
+) Việc thiếu kỹ năng làm cha, mẹ hay kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng quản lý bản thân cũng khiến cho người có hành vi bạo lực gia đình không hiểu đặc điểm nhu cầu, tâm lý của vợ, chồng hay con cái, người già, không biết kiểm soát bản thân từ đó dễ có ứng xử thô bạo trong gia đình
+) Do sự nóng nảy, tức giận, không làm chủ được bản thân, không làm chủ được lý trí, thay vì giải quyết vấn đề bằng sự hòa giải nhưng thay vào đó là dùng bạo hành
+) Do không được trang bị những kỹ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ
+) Có những người chồng gia trưởng hay ghen tuông quá mức bình thường, khi có mâu thuẫn lại ra tay đánh đấm vợ mình mọi thứ đều dùng bạo lực giải quyết
+) Do nghiện ngập: Đặc biệt nghiện bia rượu và ma túy không làm chủ được lý trí dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.
+) Đam mê chơi cờ bạc, hoặc gái gú cũng rất dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.
+) Tình hình kinh tế khó khăn, thiếu hụt tài chính sự nghèo khó làm cho chi phối hạnh phúc gia đình, nhiều cặp vợ chồng trẻ lập gia đình sớm khi chưa ổn định kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo hành gia đình vì nghèo khó túng thiếu.
#3. Hậu quả
+) Bạo hành giữa vợ chồng dưới mọi hình thức đều mang lại những hậu quả tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và thể xác, đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến tinh thần thể chất các thành viên khác trong gia đình không riêng gì người bị bạo hành.
+) Bạo hành gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, tình hình an ninh trật tự.
+) Bạo hành gia đình chống lại phụ nữ, gián tiếp tạo thêm gánh nặng cho hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh hỗ trợ thức ăn nhà ở cho họ….
+) Bạo hành gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất đè nặng lên hệ thống giáo dục. Bạo hành giữa vợ và chồng có thể gây ra cho học sinh – những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình, gây ra những tổn thương tâm lý của chính con em mình được sinh ra trong gia đình có bạo hành, học tập sa sút và có khi là bỏ dở con đường học vấn của chính các em. ( cha mẹ ly hôn con cái phải sống phụ thuộc vào sự cưu mang của ông bà và xã hội thiếu thốn về vật chất và tình cảm gia đình,…)
+) Bạo hành gia đình gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp.
+) Điều này dễ hiểu bởi lẽ pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã xếp các hình thức bạo hành gia đình (ở những phạm vi, mức độ khác nhau) là những hành vi vi phạm pháp luật và vì vậy, mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư pháp sẽ phải “vào cuộc” để điều tra, truy tố, xét xử.
#4. Giải pháp khắc phục hậu quả
+) Bạo hành gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Xóa bỏ tư tưởng phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ và bài trừ những người đàn ông vũ phu, gia trưởng.
+) Nhận thức đúng đắn và bồi dưỡng thêm kiến thức về pháp luật đặc biệt luật hôn nhân gia đình. Tồn tại một số người thiếu hiểu biết như một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.
+) Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết, xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.
+) Tuyên truyền sâu rộng bộ luật “bình đẳng giới” tới cộng đồng và từng gia đình
+) Hoàn thành tốt chương trình “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.
+) Nâng cao, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chống bạo lực gia đình, có sự can thiệp kịp thời để đảm bảo an ninh trật tự xã hội và tránh những hệ lụy từ bạo hành gia đình gây nên
Kết bài
+) Khẳng định vấn đề cần nghị luận
+) Bạo hành gây hại đến sức khỏe tinh thần và vật chất của con người.
Dàn ý nghị luận về bạo hành gia đình – Mẫu 2
Mở bài
+) Sơ lược về bạo lực gia đình
Thân bài
1. Bạo hành gia đình là gì?
+) Là hình thức gây tổn thương về mặt thể xác và tinh thần
2. Thực trạng bạo hành hiện nay
+) Nạn nhân 74% là phụ nữ, 11% là trẻ em
+) Có nhiều phụ nữ bị bạo lực nhưng lại không tìm đến sự giúp đỡ
3. Nguyên nhân
+) Không thể đổ lỗi cho sự ít học thiếu kiến thức mà đó là điển hình cho thói vũ phu gia trưởng xem thường phụ nữ của một bộ phận trong xã hội hiện nay
+) Quan niệm xấu hổ với xã hội (ví dụ: quan niệm xấu chàng hổ ai), từ đó vô tình tạo cơ hội nạn bạo lực tiếp diễn
+) Có lẽ một phần về định kiến trọng nam khinh nữ dẫn đến bạo lực gia đình, tình trạng này càng phổ biến đối với những làng quê Việt Nam
+) Với quan niệm thương cho roi cho vọt vô tình tạo cơ hội cho nạn bạo hành
+) Cac tệ nạn xã hội cờ bạc, rượu chè, rượu bia dẫn đến say xỉn đánh đập vợ con
+) Do khó khăn về kinh tế
+) Cơ quan chức năng chưa có biện pháp mạnh, các chính sách nhà nước chưa thực sự hiệu quả, chưa tiếp cận được tới người dân.
4. Hậu quả
+) Để lại những hậu quả về sức khỏe và tâm lí cho mọi thành viên trong gia đình.
+) Để lại nhiều hậu quả cho xã hội, kinh tế bị giảm sút, gia đình những tế bào của xã hội cũng bị tan vỡ.
5. Giải pháp
+) Giải pháp đặt ra cho chúng ta chính là cần vận động nâng cao nhận thức của người dân, xóa bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ
+) Các biện pháp chế tài về bạo lực gia đình cần mạnh tay hơn
Kết bài
+) Cần loại bỏ nạn bạo hành để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Nghị luận về bạo hành gia đình – Mẫu 1
Gia đình là tế bào của xã hội và nơi sinh thành dưỡng dục chăm lo chúng ta về vật chất lẫn tinh thần, chan chứa tình yêu thương hạnh phúc được đùm bọc, chở che dưới mái ấm gọi là nhà- gia đình. Nhưng cũng có những mặt trái tồn tại trong chính gia đình mình nhiều phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần, vật chất của họ. Đây là vấn đề nhức nhối và cần xã hội vào cuộc và quan tâm nhiều hơn. Hành động bạo hành gia đình cần phải lên án và có những giải pháp xử lý triệt để tình trạng này, để đảm bảo đời sống tinh thần cho mọi người, đảm bảo trật tự xã hội.
Trước tiên cần lý giải được thế nào là gia đình, bạo hành gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Hoặc một khái niệm khác gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, phòng chống bạo lực gia đình và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bạo hành gia đình là những hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng tinh thần.
Mái ấm gia đình là điểm tựa, cái nôi nuôi dưỡng và dạy dỗ của con người. Gia đình là nhà nơi bình yên nhất, chất chứa những tình cảm chân thật nhất. Nhưng hiện tại, chốn bình yên ngày nào đã bị bạo hành gia đình làm phá hủy đi mái ấm gia đình yên bình ngày nào.
Những biểu hiện bạo hành gia đình hiện nay là bạo hành thể chất, chính là sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi ngược đãi, cố ý xâm hại gây tổn thương đến sức khoẻ và tính mạng của họ. Những lời nói, thái độ hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tinh thần tâm lý của thành viên trong gia đình, sự cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó là hành vi xâm hại tới các quyền lợi về kinh tế của các thành viên về quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, kế thừa, thừa hưởng di chúc sở hữu tài sản trong gia đình. Các hành vi bạo hành tình dục mang tính chất cưỡng ép, cưỡng chế trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau. Cưỡng ép quan hệ tình dục mà không nhận sự đồng thuận của đối phương, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. Dùng tài sản chung của gia đình tham gia các giao dịch dân sự vì lợi ích cá nhân mà không được sự đồng ý của các thành viên đã thành niên trong gia đình, ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Bạo hành gia đình là một hành vi cực kỳ xấu, khi nhắc đến bạo lực gia đình người ta thường nghĩ đến việc chồng đánh vợ, cha mẹ đánh con, và thậm chí còn có cả con cái bất hiếu đuổi cha mẹ, ngược đãi những người có công ơn sinh thành với mình. Nguyên nhân bạo lực gia đình thường xuất phát từ người đàn ông trong gia đình. Có những cái nhìn phiến diện, ý nghĩ chủ quan của một số bộ phận con người, nhiều lối tư duy bất bình đẳng giới, thái độ gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ ở một số nam giới. Mặt khác, do sự thiếu hiểu biết thiếu kiến thức về luật pháp, luật hôn nhân gia đình, vợ chồng đánh nhau là việc cá nhân riêng gia đình và không có liên quan đến những người khác. Việc thiếu kỹ năng làm cha, mẹ do việc không chú tâm học hành mà lập gia đình quá sớm khi chưa có suy nghĩ chín chắn và thiếu hiểu biết về luật hôn nhân gia đình, tài chính chưa ổn định. Hoặc do kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng quản lý bản thân cũng khiến cho người có hành vi bạo lực gia đình không hiểu đặc điểm nhu cầu, tâm lý của vợ, chồng hay con cái, người già, không biết kiểm soát bản thân từ đó dễ có ứng xử thô bạo trong gia đình. Nhiều người đàn ông trụ cột gia đình, người chồng người cha do sự nóng nảy, tức giận, không làm chủ được bản thân, không làm chủ được lý trí, thay vì giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ chồng, con cái thay vì dùng sự hòa giải để giải quyết thì họ lại dùng bạo lực. Nhiều người đàn ông không được trang bị những kỹ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lý trí, bằng lời nói để hòa giải. Có những người chồng gia trưởng hay ghen tuông vô cơ, ghen quá mức bình thường, khi có mâu thuẫn lại ra tay đánh đấm vợ mình mọi thứ đều dùng bạo lực giải quyết. Vấn đề tệ nạn nghiện ngập cũng là nguyên nhân gây ra bạo hành gia đình, những ông chồng nghiện bia rượu và ma túy không làm chủ được lý trí dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực. Đam mê chơi cờ bạc, hoặc gái gú cũng rất dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực. Tình hình kinh tế khó khăn, thiếu hụt tài chính sự nghèo khó làm cho chi phối hạnh phúc gia đình, nhiều cặp vợ chồng trẻ lập gia đình sớm khi chưa ổn định kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo hành gia đình vì nghèo khó túng thiếu.
Những nỗi đau, bất hạnh do bạo hành gia đình gây ra trong xã hội hiện tại, đâu chỉ có riêng người phụ nữ- người vợ phải gánh chịu những cơn đau về thể xác, những vết thương hằn trên thịt hằng ngày phải nghe lời mắng chửi, hành hạ của những người đàn ông-người chồng vũ phu. Nhưng sẽ nguy hại hơn nếu trong nhà còn có con cái nhỏ tuổi, nhìn thấy cha đánh mẹ thường xuyên chúng sẽ tự nảy sinh suy nghĩ bạo lực là chuyện thường tình và sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, vậy là tương lai của đứa nhỏ cũng đã định sẵn một kết cục giống như người cha. Trẻ nhỏ hình thành nhân cách đạo đức trên chính mái ấm gia đình mà các em gắn bó và chứng kiến hằng ngày là cảnh bạo lực của cha mẹ. Chẳng có gì là lạ, nếu sau này các em sẽ trở thành những người máu lạnh và có những suy nghĩ tiêu cực, có cái nhìn sai lệch từ nhỏ về hôn nhân gia đình không hạnh phúc, sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của các em. Bạo hành giữa vợ chồng dưới mọi hình thức đều mang lại những hậu quả tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và thể xác, đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến tinh thần thể chất các thành viên khác trong gia đình không riêng gì người bị bạo hành. Bạo hành gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, tình hình an ninh trật tự. Bạo hành gia đình chống lại phụ nữ, gián tiếp tạo thêm gánh nặng cho hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh hỗ trợ thức ăn nhà ở cho họ,…Bạo hành gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất đè nặng lên hệ thống giáo dục. Bạo hành giữa vợ và chồng có thể gây ra cho học sinh – những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình, gây ra những tổn thương tâm lý của chính con em mình được sinh ra trong gia đình có bạo hành, học tập sa sút và có khi là bỏ dở con đường học vấn của chính các em. Cha mẹ ly hôn con cái phải sống phụ thuộc vào sự cưu mang của ông bà và xã hội thiếu thốn về vật chất và tình cảm gia đình,… Bạo hành gia đình gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp. Điều này dễ hiểu, bởi lẽ pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã xếp các hình thức bạo hành gia đình ở những phạm vi, mức độ khác nhau là những hành vi vi phạm pháp luật và vì vậy, mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư pháp sẽ phải “vào cuộc” để điều tra, truy tố, xét xử.
Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành “địa ngục trần gian”. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế – xã hội. Bạo hành gia đình là cơn ác mộng của mọi gia đình và quốc gia, vậy nên để hạn chế bạo lực gia đình thì cần có sự phối hợp của cả hai phía, từ gia đình và từ cả xã hội. Bạo hành gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội, tìm ra nguyên nhân đòi hỏi chúng ta đưa ra các giải pháp thiết thực để ngăn chặn, hạn chế, phòng chống vấn nạn này. Xóa bỏ tư tưởng phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ và bài trừ những người đàn ông vũ phu, gia trưởng. Nhận thức đúng đắn và bồi dưỡng thêm kiến thức về pháp luật đặc biệt luật hôn nhân gia đình. Tồn tại một số người thiếu hiểu biết như một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân. Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết, xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng. Tuyên truyền sâu rộng bộ luật “bình đẳng giới” tới cộng đồng và từng gia đình. Hoàn thành tốt chương trình “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Nâng cao, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chống bạo lực gia đình, có sự can thiệp kịp thời để đảm bảo an ninh trật tự xã hội và tránh những hệ lụy từ bạo hành gia đình gây ra. Từ phía gia đình thì các thành viên trong gia đình phải thương yêu và đùm bọc nhau mà điểm then chốt là ở người chồng, họ cần phải có thái độ tích cực với hạnh phúc gia đình, chăm lo làm ăn và quan tâm chia sẻ khó khăn vất vả cho vợ con, biết yêu thương, trân trọng mái ấm gia đình-cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn cho con cái sau này.
Tóm lại, chính vấn đề bạo hành gia đình đang diễn ra ngày càng tăng trong xã hội, vấn đề này cần đặc biệt quan tâm và đưa ra những phương áp giải quyết triệt để khắc phục vấn nạn này. Một cuộc sống thiếu tình yêu thương sẽ chia mà thay vào đó là những hình ảnh bạo hành gia đình sẽ mang lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng sau này. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, bản tính lương thiện là nơi hình thành đạo đức nhân cách của mỗi người. Nếu như trong gia đình không hạnh phúc, không có ấm áp tình thân thì cuộc sống loài người sẽ trở nên tối tăm, sống không có mục đích, sống vô cảm. Chúng ta, hãy cùng nhau chung tay góp sức đẩy lùi xóa bỏ “ bạo hành gia đình” để góp phần xây dựng xã hội văn minh, đất nước giàu mạnh tiến bộ.
Nghị luận về bạo hành gia đình – Mẫu 2
Gia đình luôn là chỗ dựa, là cái nôi nuôi dưỡng biết bao con người thành tài. Bên cạnh việc xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng văn minh hơn, thì đâu đó trong xã hội này tình trạng bạo lực gia đình vẫn tiếp diễn ra hàng ngày. Vậy, bạo hành gia đình là gì? Mà khiến cho mọi người phẫn nộ và lên án gay gắt như vậy.
Bạo hành gia đình chính là những người có thói quen dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, những người như vậy họ luôn cho rằng đánh đập có thể giải quyết mọi thứ và cũng có thể là họ xem việc đánh đập người khác để thỏa mãn những bực tức của mình. Hay là những hành vi gây tổn thương về mặt thể xác như là ngược đãi, hành hạ đối với các thành viên trong gia đình, là cha đánh con, chồng đánh vợ, tệ hơn nữa đó chính là những đứa con vô ơn, bất hiếu dám đánh đập chính cha mẹ người đã không màng đến cực khổ nuôi chúng trưởng thành như ngày hôm nay. Không những gây tổn thương về mặt thể xác, mà bạo hành gia đình còn là những lời nói xúc phạm đến danh dự nhân phẩm, làm cho nạn nhân phải chịu những áp lực về tinh thần.
Trong mười năm có gần 1,1 triệu vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Trong các vụ bạo lực gia đình 74% nạn nhân là phụ nữ và 11% nạn nhân là trẻ em. Chỉ tính riêng bạo lực gia đình với phụ nữ ước tính mỗi năm thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 3,19% GDP. Những con số trên đã cho chúng ta thấy bạo hành gia đình đã gây hệ lụy vô cùng lớn đối với nền kinh tế.
Bạo hành gia đình gây ra những hậu quả nặng nề như thế, nhưng bên cạnh đó vẫn có một số người phụ nữ vẫn cam chịu không chịu tìm đến sự giúp đỡ của chính quyền và những người xung quanh. Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là tại sao những người phụ nữ đó lại chấp nhận những trận đòn roi mà vẫn cắn răng chịu đựng, có phải do họ không biết được giá trị bản thân hay là họ luôn chịu đựng vì hạnh phúc của con cái, nhưng những đứa trẻ có thực sự cảm thấy hạnh phúc khi phải sống trong một gia đình luôn xào xáo ồn ào, khi mà phải chứng kiến những trận đòn roi từ cha mình.
Hay điển hình là vụ việc mẹ và cha dượng dùng ma túy, bạo hành con gái 3 tuổi đến chết, vụ việc đã gây chấn động cả nước. Đó chính là hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bạo hành gia đinh, có quá nhiều nỗi đau trong câu chuyện của họ. Và cũng có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến vụ việc đau thương đó, thứ nhất chính là chị Lan Anh mẹ của đứa bé xấu số sinh ra trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn tình thương và cũng là nạn nhân của bạo hành gia đình, thứ hai đó là anh Tuấn và chị Lan Anh đã sử dụng ma túy khiến cho đầu óc không còn tỉnh táo nên đã dẫn đến những hành động vô nhân tính, mất hết tình người. Tại sao họ lại có thể nhẫn tâm như vậy với con của mình trong khi nạn nhân chỉ là một đứa trẻ ngây thơ.
Vậy nguyên nhân do đâu lại xảy ra vấn nạn bạo hành gia đình? Chúng ta không thể đỗ lỗi do sự ít học thiếu kiến thức mà đó chính là điển hình cho thói vũ phu, xem thường phụ nữ coi nhẹ pháp luật của một bộ phận trong xã hội hiện nay. Họ luôn cho mình cái quyền quyết định mọi thứ, luôn tự cho là tất cả mọi việc họ làm đều đúng kể cả việc đánh đập vợ con và bắt mọi người phải tuân theo mình, thậm chí là không công nhận và tôn trọng công sức của người khác. Có người còn đánh đập vợ mình chỉ vì do áp lực từ xã hội bên ngoài, thậm chí những áp lực công việc họ cũng đổ tất cả tội lỗi cho vợ con mình. Và câu hỏi đặt ra cho chúng ta là “những người đàn ông như vậy có xứng đáng trở thành trụ cột gia đình hay không?” trong khi xã hội hiện nay phụ nữ cũng có thể làm ra tiền và thậm chí có những người phụ nữ còn làm ra nhiều tiền hơn đàn ông. Nguyên nhân tiếp theo đó chính là quan niệm xấu hổ với hàng xóm, luôn sợ hàng xóm mang mình ra làm chủ đề bàn tán và nếu bỏ nhà đi sẽ bị người ta gán cho cái mác “lẳng lơ”, hay người Việt có câu “Xấu chàng hổ ai?” để răn chị em rằng, chớ có bóc mẽ làm xấu mặt vị chỉ huy nhà mình, kẻo mình cũng phải chịu lấy tiếng xấu và chính những tư tưởng đó vô tình tạo cơ hội cho các ông chồng “được đằng chân lân đằng đầu”. Và một phần nguyên nhân nữa đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ “Nhất nam thiết hữu, thập nữ thiết vô” chính là gốc rễ của bạo lực, khi mà phụ nữ bị luôn bị xem ở vị trí thấp hơn đàn ông thì nạn bạo lực vẫn còn diễn ra, tình trạng này càng phổ biến đối với những làng quê Việt Nam. Cha mẹ luôn có quan niệm “thương cho roi cho vọt”, họ sử dụng bạo lực với con cái của mình và cho rằng đó là điều đúng đắn, hay là việc bố mẹ sử dụng bạo lực với con cái để giải quyết các khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống. Các định kiến xã hội cũng phần bào chữa cho việc sử dụng bạo lực như là một công cụ của “giáo dục” và “kỷ luật” đối với trẻ em. Một nguyên nhân nữa cũng không thể thiếu đó là những người đàn ông, người chồng , người cha họ dính vào các tệ nạn xã hội như là việc nhậu nhẹt thâu đêm, đề đóm, cờ bạc, ma túy khiến cho họ trở nên mất đi lí trí, chưa dừng lại ở việc hành hạ vợ con những người chồng người cha vô tâm còn mang về cho gia đình một đống nợ sau những cuộc vui thâu đêm của họ. Những trường hợp như vậy trong xã hội không hề ít, ngẫm lại mới thấy câu “phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng” quả thật không sai một tí nào. Cho dù những người phụ nữ ấy có sức chịu đựng đến đâu, hay có kiêng cường đến mấy, nhưng đã là con người thì sức chịu đựng của ai cũng có giới hạn và họ cũng chỉ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Một nguyên nhân nữa đó chính là vấn đề cơm áo gạo tiền, đây là một vấn đề hết sức tế nhị và cả hai người rất cần sự chia sẻ thấu hiểu cho nhau, nếu không thì rất dễ xảy ra tranh chấp và dẫn đến những kết quả không mong muốn. Do cơ quan chức năng chưa có những biện pháp hiệu quả trong công tác phòng chống bạo hành gia đình, các chính sách của nhà nước thì chưa thực sự hiệu quả, chưa tiếp cận được tới người dân.
Bạo hành gia đình chính là cơn ác mộng. Nó để lại cho những nạn nhân những vết thương tích thậm chí có thể tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong, không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần khiến cho nạn nhân tự ti, trầm cảm, đôi khi còn cảm thấy chán nản và tuyệt vọng với cuộc sống. Chưa dừng lại ở đó bạo hành gia đình còn gây thiệt hại về kinh tế do thiếu đi nguồn lao động. Đối với trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, khi chúng còn quá nhỏ để có thể nhận thức được những hành động đúng sai, khi chứng kiến cảnh tượng cha bạo hành mẹ như vậy sẽ dễ khiến cho chúng bắt chước và làm theo, và cũng có những đứa trẻ sẽ trở nên lì lợm và khó dạy bảo, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tương lai của chúng sau này. Gia đình chính là tế bào của xã hội, khi tế bào bị tan vỡ cũng sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Bạo hành gia đình không những khiến mất trật tự xã hội mà nó còn là mầm mống phát sinh tội phạm ví dụ như những vụ việc vợ giết chồng hay là chông giết vợ, ngoài ra nó còn làm giảm sút nguồn lao động tăng số người bệnh tật, cản trở sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Tôi chắc chắn một điều rằng không ai muốn con em mình trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình và càng không muốn chúng phải sống trong một xã hội mà nạn bạo hành xảy ra liên miên, vậy làm thế nào để ngăn chặn vấn nạn này. Trước hết nhà nước cần kết hợp với địa phương để vận động nâng cao ý thức của người dân về hậu quả của bạo hành gia đình, xóa bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ. Ngoài ra cần có biện pháp mạnh tay hơn trong các biện pháp chế tài về bạo lực gia đình để làm gương và răng đe cho mọi người. Bởi vì nếu không có biện pháp mạnh đối với những con người mất nhân tính đó thì có lẽ trong tương lai bạo hành gia đình sẽ vẫn còn diễn ra.
Đối với một số người nhà không còn là nơi an toàn nhất mà chính là nơi lạnh lẽo nhất, họ trở nên ám ảnh và tìm mọi cách để thoát khỏi nơi địa ngục trần gian đó. Chúng ta cần lên án phê phán mạnh mẽ để xã hội ngày một tốt đẹp, đất nước ngày một phát triển hơn nữa nhé!