Dũng cảm là phẩm chất của tinh thần giúp bạn có thể đối mặt với nguy hiểm hoặc đau đớn mà không hề tỏ ra sợ hãi, nhưng một người thường quan niệm sai lầm rằng dũng cảm có nghĩa là không sợ hãi. Đức tính dũng cảm là một đức tính tốt cần được phát huy trong mọi tình huống. Ở bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bài văn mẫu và dàn ý cho đề văn nghị luận về lòng dũng cảm.
Dàn bài nghị luận về lòng dũng cảm
Dàn ý chi tiết cho đề bài nghị luận về lòng dũng cảm. Việc lập dàn bài là yếu tố bắt buộc nếu bạn muốn có những bài viết đầy đủ và hay nhất.
Dàn bài nghị luận về lòng dũng cảm – Mẫu 1
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng dũng cảm.
- Nêu rõ lòng dũng cảm là đức tính cần thiết và rất đáng quý ở mỗi người.
Thân bài
#1. Giải thích
- Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn.
- Lòng dũng cảm chỉ ra những người dám đứng ra chống lại cái ác để bảo vệ công lí, chính nghĩa.
#2. Bàn luận
- Khẳng định luận điểm: Dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại.
- Ví dụ về lòng dũng cảm, đặc biệt là trong thời kì chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Lòng dũng cảm ngày nay được thể hiện trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong quá trình phân tích có thể đưa ra nhiều ví dụ dẫn chứng cho từng tấm gương.
#3. Bài học nhận thức
- Liên hệ bản thân có thể làm những gì để thể hiện đức tính dũng cảm.
- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống ngày nay.
- Trách nhiệm tuổi trẻ trong việc rèn luyện đức tính dũng cảm.
#4. Liên hệ
- Nêu những tấm gương dũng cảm nổi bật.
- Nêu những tấm gương dũng cảm xung quanh.
- Lên án và phê phán những kẻ nhút nhát, chỉ nghĩ đến những lợi ích cá nhân.
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận – Lòng dũng cảm.
Dàn bài nghị luận về lòng dũng cảm – Mẫu 2
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng dũng cảm.
- Khái quát vị trí, ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống của mỗi người.
Thân bài
#1. Giải thích
- Là dám đương đầu với khó khăn, thử thách, không run sợ, không hèn nhát.
- Sẵn sàng hy sinh để giúp đỡ những người gặp khó khăn.
- Biết nói lên sự thật, đấu tranh với cái xấu.
#2. Biểu hiện
- Dám nói không với những cám dỗ, đối đầu với khó khăn gian nan.
- Dám nói lên quan điểm, suy nghĩ của bản thân, làm những điều mình muốn.
Dẫn chứng về những người có lòng dũng cảm:
- Trong chiến tranh: Ngô Quyền, Hai Bà trưng…
- Trong thời bình: Bộ đội bảo vệ quê hương đất nước, Nguyễn Ngọc Mạnh.
Vai trò, ý nghĩa:
- Được yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ từ mọi người.
- Giúp rèn luyện nhân cách, khiến cho cuộc sống ý nghĩa hơn.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xã hội văn minh tiến bộ.
- Là hành trang vững chắc khi ta bước vào đời.
- Không bỏ lỡ cơ hội thực hiện ước mơ, thành công trong cuộc sống.
#3. Bình luận
- Phê phán những hành động liều lĩnh mù quáng, nhằm mục đích vụ lợi.
- Lên án những người sống hèn nhác, không can đảm, không dám đấu tranh.
#4. Bài học cá nhân về lòng dũng cảm
- Rèn luyện, học tập tinh thần dũng cảm dám vượt qua mọi thử thách khó khăn.
- Trách nhiệm của mình, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Kết bài
- Khẳng định lại tầm quan trọng của lòng dũng cảm.
Văn mẫu nghị luận về lòng dũng cảm
Nghị luận về lòng dũng cảm – Mẫu 1
Lòng dũng cảm là đức tính vô cùng cần thiết, được xem là một phẩm chất đạo đức cao đẹp, quan trọng của mỗi con người. Như W.Gớt đã từng nói: “Nếu ai đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm, không gì lay chuyển nổi để chịu đựng nó” Đúng vậy, con người muốn vượt qua số phận, để đạt những ước mơ, lí tưởng sống cao đẹp cho riêng mình thì phải có lòng dũng cảm. Dũng cảm là đức tính phẩm chất vô cùng quan trọng và quý giá được đề cao từ xa xưa. Chúng ta ở bất cứ đâu, ở trong mọi hoàn cảnh nào và làm bất cứ việc gì đều cần lòng dũng cảm. Dù ở thời chiến hay thời bình thì đất nước ta không thiếu nhưng con người có tấm lòng dũng cảm. Trong các cuộc chiến tranh để bảo vệ tổ quốc dân tộc. Các chiến sĩ cách mạng không ngại khó khăn gian khổ, thậm chí là hy sinh cả tính mạng.
Lòng dũng cảm là người có dũng khí, có bản lĩnh và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm gian khổ để đạt được mục tiêu, những việc làm giúp ích cho chính bản thân mình rộng lớn hơn là xã hội, cho quê hương, cho đất nước. Người dũng cảm dám đứng lên bảo vệ cái thiện, dám nghĩ dám bất chấp hiểm nguy bài trừ tội ác. Những người dũng cảm có tính nghị lực phi thường, sức mạnh, ý chiên kiên cường có thể vượt qua mọi gian nan thử thách dễ dàng, trước bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng thích nghi được và biến nó thành lợi thế của mình để ngự trị thiên nhiên hay chiến thắng kẻ thù và chiến thắng chính bản thân mình.
Để góp phần vào sự thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ biết bao anh hùng dũng sĩ đã hy sinh khi tuổi đời còn xuân xanh. Những người chiến sỹ mang trên mình một tình yêu tổ quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: Như Bế Văn Đàn lấy vai làm súng, Tô Vĩnh Diên dùng làm thân chèm pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Trần Can hiên ngang dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên để xông vào sở chỉ huy và cắm cờ lên lô cốt Him Lam. Chị Võ Thị Sáu là một trong những tấm gương nữ anh hùng cách mạng tiêu biểu của dân tộc ta. Chị đã mãi ra đi khi tuổi đời còn khá trẻ mới độ tuội mười sáu một lứa đẹp nhất của thời niên thiếu, thì chị đã tham gia cách mạng, sống cuộc đời đầy khói đạn, hi sinh và mất mát của thời chiến. Khi chị được kết nạp đội xung kích Đất Đỏ, chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bằng lòng gan dạ, dũng cảm táo bạo, không hề run sợ trước súng đạn của kẻ thù. Khi bị giặc bắt và bị tra tấn dã man bằng những khung hình tra tấn rất tàn độc nhưng chị vẫn ngẩng cao đầu không chịu khuất phục. Đó là sự hi sinh, lòng dũng cảm vô cùng to lớn để mang lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam
Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải có chiến tranh mới có những tấm gương anh hùng giàu lòng dũng cảm. Ngay thời bình thì những tấm gương về người dũng cảm cũng rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam đất nước còn nghèo, cuộc sống kinh tế còn khó khăn. Những dân tộc ta vẫn kiên cường, bất khuất vượt qua số phận dù trong bất kỳ những khó khăn, thử thách nào.
Không ai trong chúng ta là không biết đến danh xưng hiệp sĩ đường phố về lòng dũng cảm, truy bắt tội phạm để đem lại cuộc sống bình yên cho xã hội. Trong quá trình truy đuổi bắt cướp nhiều hiệp sĩ bị thương vong, có khi là mất mạng vì tội phạm đã dùng hung khí tấn công phản kháng, chống trả. Nhưng không vì thế mà nhóm hiệp sĩ nản lòng họ đã thành lập nhiều nhóm hiệp sĩ đường phố mở rộng thêm địa bàn để hoạt động để có thể có mặt kịp thời để hỗ trợ những nạn nhân bị cướp để hạn chế sự lộng hành, ngang nhiên của tội phạm hiện nay.
Hay là những hình ảnh của thầy cô giáo đã vì múc đích cao đẹp ươm mầm kiến thức đến cho các em học sinh nghèo ở vùng cao. Nhiều thầy cô giáo không quản ngại vất vả, nỗ lực khắc phục khó khăn để đeo đuổi công việc dạy chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ, cô giáo cắm bản, miệt mài gieo chữ nơi những điểm trường cao. Suốt 3 năm qua, bằng niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, và trên cả tình yêu thương học trò, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Vân ở trường Lũng Hoài, huyện Võ Nhai đã dũng cảm bỏ lại những cuộc sống đầy đủ để đồng hành với các em mang lại kiến thức, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn cho các em.
Ở thời đại ngày nay không hiếm gặp những tấm gương về lòng dũng cảm từ các bạn sinh viên trẻ. Tiêu biểu như nam sinh viên Nguyễn Văn Nhã, quê Nghệ An, bị đuối nước khi dũng cảm quên mình cứu sống 3 bạn nữ sinh bị sóng cuốn trôi đã để lại thương xót, cảm phục cho bao người trong thời gian qua. Ngày 30/4/2021 khi đang tắm biển ở xã Phú Thuận, H Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế thì Nhã đã phát hiện ba bạn nữ bị đuối nước, sóng cuốn xa bờ nên bới ra cứu. Nhã đuối sức và bị sóng dữ cuốn trôi. Mọi người bày tỏ sự thương xót, cảm phục lòng dũng cảm, hành động quên mình cứu bạn của Nhã. Nụ cười và việc tốt của Nhã sẽ luôn sống mãi trong lòng chúng ta. Người tốt không thiếu nhưng có được người vừa tốt và có lòng dũng cảm như Nhã thật sự vô cùng hiếm, anh là một chàng trai tuyệt vời.
Hình ảnh “những chiến sĩ áo trắng” của dân tộc Việt Nam ta là những anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống dịch Covid 19. Họ vượt qua gian khó nguy hiểm rình rập của sát khuẩn virus Corona, nêu cao ý trí, bản lĩnh, anh hùng, hi sinh thầm lặng để ra sức kiểm soát dịch bệnh chống lại dịch bệnh để mang lại cuộc sống an toàn cho 90 triệu dân Việt Nam. Qua các phóng sự, cũng như thống kê các ca nhiễm covid 19 tâm dịch là Hồ Chí Minh hàng ngày có 1000 ca nhiễm bệnh, việc chữa trị trở nên quá tải với đội ngũ y bác sĩ, thiếu hụt nguồn lực. Các y bác sĩ từ các tỉnh có chuyên môn, hàng trăm sinh viên y khoa, hàng nghìn chiến sĩ quân đội, những cán bộ y tế nghỉ hưu của địa phương các nơi nguyện xin về vùng tâm dịch giúp người dân chống covid. Đó thể hiện lòng dũng cảm không ngại khó khăn gian khổ để đồng lòng cùng đất nước đầy lùi dịch bệnh.
Tình thần dũng cảm được các nhạc sĩ viết thành nhạc: “Vì đồng bào anh chẳng thể ngồi yên, cùng đồng đội xông pha vào trận chiến, hơn tất cả là tình yêu nước, lồng ngực mình hình Tổ Quốc trong tim, cuộc chiên này quyệt liệt nguy nan, vượt nắng băng đêm,… khoanh vùng trực chốt, điều trị khó khăn những anh hùng áo trắng, khẩn trương đấu tranh chạy đua với thời gian…” Qua lời bài hát một phần nữa giúp ta thấy rõ được những hình ảnh đẹp về người thầy thuốc, nhân viên ngành y và các lực lượng khác, dù đầy khó khăn vất vả song các chiến sĩ tuyến đầu vẫn chống dịch vững vàng. Bản nhạc này cũng lan tỏa đi thông điệp mạnh mẽ: Cho dù có thể cuộc chiến chống COVID-19 còn gian nan và đầy thử thách, nhưng tất cả giữ vững niềm tin quyết thắng. Các chiến sĩ áo trắng và các lực lượng khác chỉ trở về nhà khi đã dập được dịch, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh việc tôn vinh những tấm gương có lòng dũng cảm to lớn thì lại có những người hèn nhát nhu nhược, cam chịu chấp nhận số phận mà không cố gắng, dũng cảm vượt qua mọi khăn của cuộc sống. Họ gặp chút khó khăn phía trước đã nản chí, tuyệt vọng và đi làm những công việc sai trái vi phạm pháp luật. Nhiều người mắc sai lầm nhưng không dũng cảm vượt qua mà lại càng lấn sâu vào con đường tội lỗi báo hại gia đình và xã hội. Phân biệt rõ lòng dũng cảm thực sự với sự bồng bột hiếu kỳ, sự liều lĩnh nhất thời hùa theo những điều sai trái, bất chấp sự can ngăn của mọi người để không chỉ hại mọi người mà hại ngay chính bản thân mình.
Nói về lòng dũng cảm nghe rất dễ, nhưng để rèn luyện và thực hiện thì không hề đơn giản chút nào. Nó xuất phất từ tấm lòng nhân aí, sự hy sinh cao cả, lòng dũng cảm đối đấu với khó khăn thử thách thì mới vượt qua và đạt được kết quả như mong muốn được. Lòng dũng cảm bù đăp bằng tình yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cái đẹp, lê án phê phán bài trừ tội ác. Cần phân biệt rõ được đâu là cái xấu, cái ác, cái tốt đẹp, cái thiện để đấu tranh giành lại chính nghĩa. Khi đó mỗi cá nhân phải có một kiến thức, vốn hiểu biết tự nhiên, xã hội phải sâu rộng. Con người không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức từ trong sách vở đơn giản các môn đạo đức, giáo dục công dân mà học sinh nào cũng được học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những kiến thức đó làm cho ta có niềm tin hơn vào trong cuộc sống giúp mình vượt qua khó khăn và thử thách.
Lòng dũng cảm mang giá trị lớn lao, vô cùng cao quý cần được gìn giữ và phát huy về sau. Nơi nào có sự dũng cảm thì nơi đó cái xấu sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nhưng để có lòng dũng cảm thì không phải dễ dàng. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải biết hoàn thiện lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp hình thành một nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không dũng cảm đương đầu với thử thách thì họ sẽ không đưa được đất nước của mình phát triển, họ sẽ trở thành những người sống thu mình, khép kín, luôn trong sự lo lắng, sống thiếu bản lĩnh. Mỗi người cần quyết tâm rèn luyện lòng dũng cảm, để chúng ta sống tốt hơn, để xã hội của ta hoàn toàn trong sạch, thực sự có đủ điều kiện để chúng ta phát triển toàn diện. Đặc biệt là học sinh, sinh viên ngày naycần phải học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân phát huy lòng dũng cảm nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp cho xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn.
Nguồn: VerbaLearn.com
Nghị luận về lòng dũng cảm – Mẫu 2
Trong cuộc sống của mỗi con người luôn gắn liền với những hành trình có gian khổ, khó khăn. Có những người may mắn từ lúc sinh ra đã có đủ điều kiện để phát triển bản thân, nhưng có những người thiếu may mắn sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn.
Ngay từ nhỏ họ đã phải học cách vượt qua những khó khăn và gian khổ. Khó khăn về vật chất, về môi trường sống, về việc tiếp cận với tri thức và vươn lên khỏi hoàn cảnh túng thiếu,… Để vượt qua những điều đấy thì phải kể đến lòng dũng cảm.
Dũng cảm là gì? Và vì sao chúng ta cần có đức tính dũng cảm? Có thể nói rằng dũng cảm chính là dám đối đầu với những khó khăn, có dũng khí vươn lên những điều khó khăn trong cuộc sống.
Nếu để ý ta có thể thấy ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều có những người có lòng dũng cảm. Việt Nam là một đất nước với truyền thống của dân tộc là truyền thống yêu nước nồng nàn cùng lòng nhân ái bao la. Chính những cốt lõi này là tiền đề cho lòng dũng cảm của dân tộc ta.
Trong thời đại nay tầng lớp thanh niên cần có một đức tính quan trọng, đó chính là đức tính dũng cảm. Lòng dũng cảm không chỉ thể hiện sự mạnh mẽ mà nó còn thể hiện cho người khác thấy bạn có bao nhiêu sự tự tin với bản thân mình.
Có lòng dũng cảm bạn sẽ dễ dàng vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, những vấp ngã mà bạn cần có một sự mạnh mẽ quyết đoán để vượt qua nó. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, đã có rất nhiều anh hùng được dân tộc vinh danh với tổ quốc. Đây là những người anh hùng đã hy sinh thân mình, dũng cảm bảo vệ đất nước để có được ngày hôm nay.
Những cái tên quen thuộc ta từng nghe là Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Lê Văn Tám,… đã cho ta thấy được giá trị của lòng dũng cảm. Những khoảnh khắc đương đầu với khó khăn cùng ý chí, nghị lực vì nước quên thân đã cho ta thấy những giá trị được tạo nên.
Những khẩu hiệu dành độc lập vẫn luôn vang vọng trong tim và trên khắp chiến trường, những trái tim mạnh mẽ cùng dòng máu nóng hổi không bao giờ chịu khuất phục trước quân thù. Không chỉ những anh, chị thanh niên hay những người kì cựu mà còn phải kể đến những thiếu niên nhi đồng.
Dù cho tuổi còn chưa đến chín, mười nhưng các em đã đóng góp sức mình để đánh đuổi quân thù. Đầu tiên ta phải kể đến anh Kim Đồng, vẫn ra sức giấu kĩ cán bộ dù cho giặc đến nhà tra hỏi, anh không hề thốt lên một tiếng kêu khi ngã xuống. Với vóc dáng nhỏ nhắn của mình chú bé Lượm không hề sợ hãi khi băng qua mưa bom để truyền tin.
Chú vẫn giữ vững tinh thần yêu đời, vui tươi của mình cho đến tận lúc ngã xuống với ngọn bông lúa trong tay. Không biết rằng để có một nghị lực, tinh thần và lòng yêu nước lớn đến đâu thì những người anh hùng này mới sẵn lòng cống hiến và hy sinh thân mình như thế.
Lòng dũng cảm không chỉ thể hiện việc bạn xả thân như thế nào mà nó còn thể hiện trong việc chọn lựa con đường đi của chính bản thân bạn. Dù biết con đường sẽ đi đầy nguy hiểm và gian nan nhưng họ vẫn không lùi bước.
Lòng quyết tâm theo cách mạng, hướng tới Đảng không hề phai nhòa dù thân sống chỉ như một nửa. Mới ngày nào có một chàng trai mang lí tưởng đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Chàng trai đó tên là Nguyễn Tất Thành, la người mà sau này được cả thế giới công nhận và được cả dân tộc ta tôn thờ.
Không chỉ trên mặt trận chiến đấu mà tại mặt trận sản xuất cũng có những người anh hùng lao động. Ở hậu phương dù không cầm sung cầm gương để chiến đâu với kẻ địch nhưng họ vẫn miệt mài cầm cuốc cầm cày dưới những cơn mưa bom đạn để cày cấy.
Có những hậu phương vững chắc như chị Hai năm tấn, bà má Hậu Giang,… thì mặt trận chiến đấu mới yên lòng mà chiến đấu hết mình được. Họ vừa phải đối diện với sự hoành hành phá phách của quân xâm lược, vừa phải mang nặng gánh công việc tiếp tế đủ lương thực cho tiền tuyến.
Tuy nhiên không cần chiến tranh để tạo nên anh hùng. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng có rất nhiều tấm gương về lòng dũng cảm. Đất nước ta dù đã vào thời bình thế nhưng vẫn còn là một nước nghèo đang phát triển.
Đời sông tại một số vùng hẻo lánh như vùng núi vẫn còn khó khăn. Nơi đây ấy vậy lại là nơi sinh ra những tấm lòng dũng cảm, biết vượt qua hoàn cảnh để vững bước tới thành công. Không chỉ có những người từ miền ngược xuống tới miền xuôi để tiếp cận với tri thức mà ngược lại, còn có những người đi lên miền ngược.
Như vậy phải kể đến những cô giáo, thầy giáo đã mang con chữ đến với những em học sinh nơi đây. Vượt qua biết bao con đường khó khăn, trập trùng và dám đối mặt với hoàn cảnh thiếu thốn phía trước thế nhưng những người làm nghề nhà giáo này chưa hề chùn bước. Đó chính là biểu hiện của lòng dũng cảm được thể hiện qua sự yêu thương vô bờ với những mảnh đời không may mắn.
Ngày nay xã hội phát triển đem đến nhiều vấn đề tệ nạn hết sức tiêu cực. Kéo theo đấy có những bạn lại mắc bệnh vô cảm, thờ ơ với những điều sai trái.
Ngày nay có nhiều vấn đề pháp luật, xã hội làm con người ta chần chừ khi đứng ra tố cáo cái xấu. Với lòng dũng cảm không ít người đã dám đứng lên nói những điều sai trái, nói hộ những người không thể lên tiếng được.
Để có được lòng dũng cảm không phải là một điều dễ dàng có. Để có được lòng dũng cảm thì những bạn trẻ ngày nay cần phải cố gắng hoàn thiện bản thân mình.
Một thế hệ trẻ tốt có nhân cách tốt dựa trên sự hình thành lòng dũng cảm. Để cải thiện một xã hội tốt hơn thì mỗi người nên quyết tâm rèn luyện bản thân mình. Giống như cha ông ta ngày xưa sẵn sàng dũng cảm hy sinh bản thân mình để tạo ra một đất nước hòa bình như bây giờ, thế hệ thanh niên ta ngày nay cũng nên dũng cảm để tạo ra một xã hội trong sạch cho con em chúng ta.
Nguồn: VerbaLearn.com
Nghị luận về lòng dũng cảm – Mẫu 3
Trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng cần có lòng dũng cảm, làm việc gì đó cũng phải cần đến lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng đáng quý ở mỗi con người. Vậy lòng dũng cảm là gì và được biểu hiện như thế nào?
Lòng dũng cảm là làm việc gì đó không sợ khó khăn nguy hiểm, một người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lý, chính nghĩa. Lòng dũng cảm được thể hiện rõ nhất ở thời cha ông ta chống giặc ngoại xâm, họ luôn dũng cảm xông pha chiến trường, thậm chí không tiếc hy sinh tính mạng để bảo vệ tổ quốc và nền độc lập cho dân tộc.
Biểu hiện của lòng dũng cảm rất đa dạng. Nó là sự dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách mà không hề ngại ngùng. Vào thời xưa, các vị anh hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm là một điển hình cụ thể. Những vị anh hùng đã luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách mà không hề ngại ngùng để dành lại nền độc lập cho chúng ta như hiện nay. Những cán bộ chiến sĩ như Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám,… đã không ngại hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ giữ gìn nền độc lập nước nhà.
Hiện nay tuy không có chiến tranh nhưng lòng dũng cảm vẫn được biểu hiện qua rất nhiều hành động của cán bộ công an, lính cứu hỏa như cứu người gặp nạn, đuổi bắt trộm cướp, dập lửa cứu người,… đem lại cuộc sống tốt đẹp cho những người khác. Dũng cảm còn được biểu hiện qua sự vươn lên, đối đầu với những khó khăn thử thách trong công việc hay cuộc sống. Ta thấy rất nhiều những tấm gương các em học sinh nhà nghèo, ở vùng sâu vùng xa, không có phương tiện đi lại, không có điều kiện mua sách vở mới nhưng vẫn vươn lên trong cuộc sống, đi bộ quãng đường xa để đi học, đi làm rất nhiều việc để kiếm tiền phụ giúp gia đình,… Các em phải rất dũng cảm thì mới có thể cố gắng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đó để vươn lên trong cuộc sống. Hay trong cuộc sống, con người dũng cảm là người dám làm những việc mà người khác dè dặt, không dám làm để đạt được thành công.
Dũng cảm là bí quyết giúp con người thành công, vì khi dám đương đầu với những thử thách, khó khăn để làm một việc gì đó thì ắt hẳn sẽ đạt được một kết quả nào đó mà người khác không đạt được. Còn nếu con người luôn hèn nhát không dám làm việc này, việc kia chỉ vì sợ sệt, sợ thất bại thì sẽ chẳng bao giờ có được thành công. Dũng cảm tạo cho con người sự tự tin, sự quyết đoán và tự chủ trong cuộc sống của chính mình, dám làm những điều mình thích và dám đương đầu với khó khăn thử thách để chinh phục nó, tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa và luôn hứng khởi. Lòng dũng cảm là đức tính nên có ở mọi người để đến được thành công và cần phải rèn dũa để có được đức tính này vì nó không có sẵn trong tính cách của mỗi con người. Vậy chúng ta nên rèn dũa lòng dũng cảm như thế nào?
Đầu tiên sống trong xã hội này, đã là con người với nhau thì mọi người phải biết yêu thương mọi người, sống có lòng vị tha và biết nghĩ cho người khác chứ không nên ích kỷ chỉ sống cho mình mà không quan tâm đến ai. Mọi người nên có bản lĩnh và lòng tin vào cuộc sống này, có niềm tin mãnh liệt vào chân lí, chính nghĩa và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Vì khi con người có niềm tin vào chân lí, vào cuộc sống thì lòng dũng cảm sẽ trở nên đáng được học hỏi và phát triển hơn. Con người phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai,… thì cuộc sống này sẽ ngày càng phát triển hơn, con người sẽ tự tin hơn và dũng cảm hơn khi làm việc gì đó mà không phải phạm phải sai lầm. Khi con người đã nhận thức đúng những vấn đề thì nên vững tin vào hành động của mình để dũng cảm bảo vệ chân lý, dám làm dám chịu trách nhiệm với những hành động mà mình gây ra, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi nếu mình làm việc sai trái. Như vậy, người có lòng dũng cảm không chỉ là dám đứng lên đấu tranh, dám xả thân vì người khác, vì chính nghĩa mà còn là người dám đứng lên nhận lỗi, chịu trách nhiệm với những sai trái của mình và chịu sự trừng phạt thích đáng với lỗi lầm đó. Lòng dũng cảm không chỉ đơn thuần là dám đứng lên xả thân mà phải là xả thân vì chính nghĩa, vì lẽ phải để xã hội này càng phát triển văn minh hơn, không còn nhiều những tệ nạn xã hội, không còn trộm cắp và những hành vi vi phạm pháp luật nữa.
Con người không nên nhầm lẫn giữa lòng dũng cảm với những hành động liều lĩnh, trái pháp luật, mù quáng làm việc gì đó theo cảm tính mà trái với đạo đức lẽ sống của con người. Những hành động như vậy nên bị phê phán và lên án để xã hội này trở nên văn minh và phát triển hơn. Bên cạnh đó, những người hèn nhát, bạt nhược, không dám đấu tranh, không dám đương đầu với những khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống cũng nên bị phê phán, vì họ khiến con người mất niềm tin vào cuộc sống này, chỉ biết sống hèn nhát, đổ lỗi cho cuộc sống và phó mặc số phận của mình.
Bản thân mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, còn ăn cơm cha, mặc áo mẹ, chưa tự nuôi sống được bản thân thì việc rèn luyện tính cách dũng cảm là rất cần thiết. Chúng ta có thể dũng cảm trong những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày như làm sai thì nhận lỗi và xin lỗi, sửa lỗi. Nơi gia đình và nhà trường là hai môi trường chủ yếu của học sinh, vì vậy việc rèn luyện đức tính dũng cảm cho học sinh nên được các bậc phụ huynh và thầy cô giáo giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt ở trên trường như không gian lận, thấy các bạn gian lận thì dũng cảm khuyên bạn hoặc báo cho giáo viên, chỉ ra khuyết điểm cho bạn bè để bạn bè làm đúng, thấy việc bất bình thì nên khuyên can,…. Tuổi trẻ ngày nay nên rèn luyện và phát huy lòng dũng cảm vì đây là một truyền thống quý báu và tự hào của dân tộc ta từ thời xa xưa đến nay.
Dù trong xã hội ngày nay hay ngày xưa thì con người sống ai cũng phải có một lí tưởng sống của riêng mình, theo đuổi lý tưởng sống, chân lý sống đúng đắn và sống có ích cho xã hội và mọi người nên dũng cảm để đạt được những lý tưởng sống của mình, phải dũng cảm đối mặt với những thử thách, gian nan trong cuộc sống nếu không sẽ rất khó để thành công. Lòng dũng cảm rất cần thiết cho mỗi con người và là một phẩm chất mà mỗi con người nên bồi dưỡng và rèn luyện trong cuộc sống này.
Nguồn: VerbaLearn.com
Nghị luận về lòng dũng cảm – Mẫu 4
Có lẽ ai trong chúng ta cũng nhớ những lời dạy của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên, những mầm non, những chủ nhân tương lai đất nước
“Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Hai từ dũng cảm từ đó mà trở nên quen thuộc với thế hệ thanh niên chúng ta. Là một trong những lời căn dặn của Bác, từ đó có thể thấy được lòng dũng cảm có vai trò và ý nghĩa to lớn đến như thế nào. Trong cuộc sống, những khó khăn thử thách lại làm nên giá trị của thành công và ta sẽ không vượt qua những khó khăn thử thách đó nếu thiếu đi sự dũng cảm.
Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng thế nào là dũng cảm? Trẻ con thì nghĩ dũng cảm cũng giống như sự hy sinh của chú lính chì, như những siêu anh hùng giải cứu thế giới, Harry Potter, còn người lớn thì nghĩ rằng dũng cảm là phải được trao bằng khen như người anh hùng Nguyễn Ngọc Mạnh đã nhanh chóng cứu được em bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 của chung cư ở Hà Nội,… Có rất nhiều cách hiểu về lòng dũng cảm, nhưng trong thời đại nào cũng vậy bản chất tốt đẹp và ý nghĩa lan tỏa của nó vẫn không hề thay đổi và vẹn nguyên giá trị. Có lòng dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh vươn lên đối mặt với nguy hiểm, khó khăn để làm việc có ích cho cuộc sống của chính mình cũng như xã hội. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, hèn nhát, không trốn tránh trách nhiệm, dám dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái thế lực tàn bạo để bảo vệ công lý, chính nghĩa, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người gặp khó khăn, hoạn nạn hay đơn giản dũng cảm là khi chúng ta biết thẳng thắn, can đảm nói lên sự thật, biết phê phán, tố cáo những điều không tốt, những hành vi trái pháp luật mà không e ngại run sợ trước cái xấu, là khi nhìn nhận và sửa chữa sai lầm của bản thân.
Một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên lòng dũng cảm ở mỗi con người chính là bởi bản lĩnh. Khi có lòng dũng cảm, có sự bản lĩnh bạn sẽ luôn tự tin, tin tưởng bản thân mình, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám làm những việc mà không ai dám làm, dám đương đầu với sóng to gió lớn phía trước để đạt được thành công. Thất bại thì dũng cảm tự mình đứng lên, với một tinh thần sắt thép, sắt đá, phong thái điềm tĩnh. Ta đã từng xúc động, tự hào bởi “ Có nơi đâu đẹp như sông, như núi, như con người Việt Nam ” từ ngày xưa mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng đã có biết bao nhiêu tấm gương anh dũng đứng lên để bảo vệ nền độc lập, hòa bình của dân tộc như: Hai Bà Trưng và Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Lý Bí , với lòng yêu nước nồng nàn và lòng dũng cảm sẵn có đã bước trên con đường giải phóng dân tộc: Tô Vĩnh Diện đã hy sinh anh dũng lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), La Văn Cầu người đã nhờ đồng đội chặt cánh tay không may bị thương của mình để tiếp tục xông pha đánh phá lô cốt địch mở đường cho đơn vị xung phong làm nên chiến dịch biên giới Thu đông năm 1950… Nếu không có được lòng dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Quang Trung thì làm sao có được một Việt Nam màu mỡ mảnh đất quê hương yên bình như ngày hôm nay.
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Từ trong máu lửa hãy vùng đứng lên”
Dù trong thời chiến hay trong thời bình, dù thiên tai hay dịch bệnh thì lòng dũng cảm ấy vẫn luôn âm ỉ, phát triển trong mỗi con người. Khi đại dịch Covid 19 bùng nổ gây ra bão thiệt hại nặng nề cho nhân loại thì lại một lần nữa thổi bùng lên lòng dũng cảm, sự đoàn kết ở con người Việt Nam. Hàng triệu y bác sĩ, nhân viên của các bệnh viện đã tình nguyện xung phong tham gia chống dịch, cứu chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân và không hề ngại khó ngại khổ, bất chấp sự nguy hiểm của dịch bệnh. Không quản mưa gió dữ dội và hay nắng nóng gay gắt, bộ đội, chiến sĩ ta vẫn dũng cảm đương đầu với những kẻ thù nguy hiểm để bảo vệ biên giới, chủ quyền biển đảo quê hương, những người nghệ sĩ, các mạnh thường quân đã không ngại thiên tai bão lũ hoành hành tiến về miền trung để ủng hộ, cứu trợ đồng bào đang chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, những người lính, chiến sĩ, công an dũng cảm trừng trị tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Quả thật, lòng dũng cảm ấy đã giúp cho con người có thêm sức mạnh, ý chí, nghị lực để chiến thắng gian nan thử thách, chiến thắng chính bản thân mình, dám can đảm nói không với mọi cám dỗ, can đảm đối mặt với sự thật, dám nói lên những suy nghĩ, ý kiến, quan điểm, tiếng nói của mình, dũng cảm thực hiện những gì mình muốn, dám đề ra mục tiêu, dám ước mơ và chinh phục nó. Đó là những biểu hiện thường thấy của những người có lòng dũng cảm, vậy còn bạn thì nghĩ sao về đức tính đáng quý này
“Cuộc sống thu hẹp hay mở rộng phụ thuộc vào lòng can đảm của con người”
Để tồn tại và phát triển đôi khi chúng ta nên dũng cảm chấp nhận ngày hôm qua và có lòng tin vào ngày mai, dũng cảm gạt bỏ tất cả mọi thứ khiến ta mệt mỏi, dũng cảm thay đổi để tạo ra sự khác biệt. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, vì lòng dũng cảm ấy có sức mạnh rất lớn, mang đến cho chúng ta những điều bất ngờ mà ta không bao giờ biết được, sống với lòng can đảm sẽ khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, thú vị hơn. Trước hết, người dũng cảm sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng giúp bạn đến gần hơn với cánh cửa thành công. Nó lại là đức tính cần thiết, quý báu với mỗi con người trên hành trình ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Càng có nhiều người, nhiều cá nhân dám dũng cảm đấu tranh với cái xấu, cái ác sẽ góp phần tạo dựng một xã hội văn minh tốt đẹp vì mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội giúp kết nối mọi người lại với nhau tạo ra một mối quan hệ lành mạnh thân thiết, giúp ta có nhiều thiện cảm, niềm tin với những người xung quanh, việc thường xuyên rèn luyện phẩm chất đáng quý này cũng giúp ta chuẩn bị được những hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống hiện đại của thời kỳ hội nhập và đổi mới, lối sống dũng cảm còn giúp ta rèn luyện tu dưỡng nhân cách, biết ra sức giúp đỡ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh hiểm nghèo, biết đối đầu giải quyết vấn đề nghịch cảnh. Thật khó có thể thành công mà thiếu đi lòng dũng cảm. Nếu bạn sợ hãi về điều gì xảy ra, đừng sợ, hãy cứ dũng cảm bước tiếp.
Có người đã nói rằng “lòng can đảm là cái giá mà cuộc đời đòi hỏi để trao cho ta sự thanh thản”. Để lớn lên sống với đúng bản thân mình thì cũng cần có lòng dũng cảm, những người mà thành công trong cuộc sống là bởi họ luôn mạnh mẽ can đảm hành động trong khi kẻ khác thì lại do dự, chần chừ. Vì vậy để không bỏ lỡ cơ hội hiện thực hóa được những ước mơ của mình, bạn hãy cố gắng nỗ lực rèn luyện những phẩm chất này trong cuộc sống hằng ngày, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, dần dần nuôi dưỡng sức mạnh và khả năng hành động can đảm trong những vấn đề quan trọng hơn, không có gì là dễ dàng cả, chỉ cần bạn tin vào bản thân và có lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh khi tổ quốc cần hoặc những trường hợp khác có thể dũng cảm cứu giúp. Vì lòng dũng cảm không phải là một khái niệm người ta có thể nhận định rõ nó, lòng can đảm có thể là sự sẵn lòng hành động mạo hiểm bất chấp hậu quả chưa biết đang chờ đón phía trước giống như hành động mạo hiểm bất chấp nguy hiểm của anh Nguyễn Ngọc Mạnh vậy. Chúng ta có thể làm được những hành động can đảm như thế chỉ khi nào mà ta sẵn lòng thực hiện chúng một cách chân thành không toan tính vụ lợi. Bởi cuộc đời nhiều lúc thật lắm chông gai, thử thách khiến con người ta phải biết bỏ qua sự sợ hãi của bản thân và dám dũng cảm đối mặt.
Vậy bạn có nghĩ gì về những hành động dũng cảm có thực trong cuộc sống? Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại cần có đức tính ấy? Tại sao chúng ta được lòng can đảm của những người khác tiếp lửa. Có lẽ vì nó cho ta sự ngạc nhiên ngọt ngào, chân thực chăng, hay nó còn giúp ta phát hiện rằng dấu vết của lòng can đảm ít nhất cũng tồn tại trong bản thân của mỗi người từ những hành động thiết thực nhất. Đơn giản là vì muốn gặt hái được bất cứ thành công gì cũng đòi hỏi sự gan dạ, ý chí và dũng cảm. Nếu không có quyết tâm sẽ dễ dàng chán nản, yếu đuối không can đảm thì sẽ chẳng làm nên tích sự gì.
Lòng dũng cảm không đồng nghĩa với không biết sợ hãi là gì. Có những lầm tưởng đi đôi với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp hậu quả khôn lường, thích thể hiện thể hiện bản thân. Ta cũng phải phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược, thiếu ý chí, không dám đấu tranh với những gian nan nghịch cảnh để vươn lên trong cuộc sống. Cũng có ít người có đủ can đảm để thừa nhận sai lầm của chính mình, đổ lỗi cho người khác, không đủ quyết tâm để sửa chữa chúng. Việc có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ, toàn diện như thế nào là một người có lòng dũng cảm đúng nghĩa sẽ giúp ta biết cách rèn luyện nó một cách phù hợp cũng như thế biết cách tránh xa lối sống hèn nhát tiêu cực.
Có thể thấy lòng dũng cảm là một trong những đức tính, phẩm chất quan trọng của con người, là chiếc chìa khóa giúp bạn mở được cánh cửa thành công. Vì vậy mọi người phải luôn đấu tranh loại bỏ những sự hèn nhát yếu đuối rèn luyện ý chí nghị lực bản lĩnh của lòng dũng cảm. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối, trở thành ngọn đuốc soi sáng cho ta thoát khỏi đường hầm tối tăm đó. Hãy đứng lên nói lên sự thật, sống và hành động vì chính nghĩa, nhiều lẽ công bằng làm được những điều này thì bạn đã trở thành một người dũng cảm thực sự.
Có được lối sống dũng cảm không phải là ngày một ngày hai mà chúng ta có thể làm được, đó còn là cả một quá trình thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trau dồi và hành động. Mỗi người đều có những cách sống của riêng mình, chúng ta sinh ra là để trải nghiệm và trưởng thành, cũng như những con tàu phải dũng cảm mà tiến ra biển lớn mênh mông đầy sóng gió. Để trở thành những chiến binh thực sự mạnh mẽ chúng ta hãy rèn luyện lối sống dũng cảm mỗi ngày các bạn nhé!
Nguồn: VerbaLearn.com
Những bài văn mẫu chọn lọc
Tổng hợp những bài văn mẫu chọn lọc hay nhất cho đề bài nghị luận về lòng dũng cảm.